Bên cạnh hương vị chua ngọt thơm ngon tự nhiên, bòn bon còn mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Vậy bầu ăn bòn bon được không? Câu trả lời là có. Cùng AVAKids tìm hiểu chi tiết tác dụng của bòn bon đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi nhé!
1 Giá trị dinh dưỡng của quả bòn bon
Bòn bon là một loại quả có hình bầu dục, được kết thành các chùm nhỏ, vô cùng phổ biến ở khu vực Nam Bộ. Bòn bon có thể được thu hoạch quanh năm, tuy nhiên, thời điểm thu trái rộ nhất là khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm.
Loại quả này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cứ 100 gram thịt bòn bon chứa 9,5 gram carbohydrate, 20 mg canxi, 0,8 gram protein, 0,089mg thiamine và vitamin A.
Bạn đang xem: Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu ăn bòn bon được không?
Bên cạnh đó, bòn bon còn chứa rất nhiều vitamin B1, B2, B3, chất xơ,… giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do – nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ, thiamin, riboflavin, niacin,… trong bòn bon cũng khá cao. Vậy nên loại quả này cũng có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa một số bệnh ung thư, chứng đau nửa đầu, giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng hàm lượng cholesterol tốt trong máu.
100 gram bòn bon giúp mẹ bầu bổ sung 20 mg canxi cùng 0,8 gram protein
Đặc biệt hơn, vỏ và hạt của trái bòn bon còn được sử dụng để điều chế nhiều vị thuốc khác nhau trong y học cổ truyền. Chẳng hạn, vỏ bòn bon khô đốt lên có thể điều trị tiêu chảy, kiết lị,… Hạt bòn bon nghiền thành bột có thể dùng để hạ sốt, xổ giun đường ruột,…
Khi mang thai, bà bầu nên ăn gì, bà bầu ăn bòn bon được không? Theo dân gian, bà bầu ăn bòn bon có thể gây sảy thai hoặc khiến thai nhi gặp một số dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra được tác động của bòn bon với các hiện tượng trên.
Giá trị dinh dưỡng mà bòn bon mang tới cho sức khỏe là vô cùng cao. Vậy nên, bà bầu ăn bòn bon là vô cùng tốt. Bên cạnh đó, bòn bon còn có thể cung cấp khoáng chất, vitamin cho cả mẹ và bé.
Nếu mẹ còn đang thắc mắc bầu ăn bòn bon được không, hãy cùng AVAKids tiếp tục tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời từ trái bòn bon để có câu trả lời chính xác nhé!
2Lợi ích của quả bòn bon đối với sức khỏe
Cải thiện hệ tiêu hóa
Bầu ăn bòn bon được không? Như AVAKids đã chia sẻ phía trên, hàm lượng chất xơ trong bòn bon rất dồi dào. Vậy nên, nếu ăn bòn bon thường xuyên, mẹ có thể bổ sung 10% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày.
Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng hỗ trợ mẹ bầu trong việc kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai.
Xem thêm : Nước mới công nghiệp hóa (NICs)
Bòn bon giàu chất xơ nên giúp mẹ bầu cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt
Chống oxy hóa
Bầu ăn bòn bon tốt không? Trong bòn bon chứa khá nhiều Carotene. Do đó mẹ bầu có thể ăn bòn bon để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào xấu, đồng thời duy trì các tế bào có lợi cho cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch
Bầu ăn bòn bon được không là thắc mắc được các mẹ vô cùng quan tâm khi mang thai.
Bên cạnh những lợi ích trên, nhờ chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, bòn bon còn có vai trò vô cùng lớn trong việc tăng cường khả năng miễn dịch. Việc bổ sung bòn bon vào thực đơn mỗi ngày chính là cách giúp mẹ ngăn ngừa các bệnh lý cơ bản như cảm cúm, theo đó hạn chế gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Giúp làn da trắng mịn
Bầu ăn bòn bon được không? Khi mang thai, da mẹ thường bị xỉn màu và thâm sạm do sự thay đổi của nội tiết tố. Hàm lượng vitamin E có trong bòn bon sẽ là dưỡng chất tuyệt vời giúp mẹ bầu duy trì làn da khỏe mạnh và cải thiện các vấn đề trên da.
Đây cũng chính là một đáp án vô cùng quan trọng trong hành trình đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “bầu ăn bòn bon được không?”.
Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Bầu ăn bòn bon được không? Lượng vitamin B có trong bòn bon thuộc nhóm thiamin (thúc đẩy quá trình loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu) và riboflavin (thúc đẩy cơ thể sản sinh năng lượng từ carbohydrate). Đây là dưỡng chất cần thiết giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Tới đây, câu hỏi bầu ăn bòn bon được không lại một lần nữa được giải đáp và làm rõ.
Ăn bòn bon đúng cách giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Ngăn ngừa thiếu máu, giảm chuột rút
Bầu ăn bòn bon được không? Để đáp ứng sự phát triển của bé, nhu cầu về sắt và canxi của mẹ khi mang thai là rất cao.
Bòn bon chính là nguồn cung cấp canxi và sắt rất dồi dào. Do đó, ăn bòn bon khi mang bầu sẽ giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng chuột rút.
3Có bầu ăn bòn bon được không?
Xem thêm : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây hậu quả gì? Các dạng đột biến nhiễm sắc thể thường gặp
Qua nội dung phía trên, AVAKids tin rằng, ba mẹ đã có được câu trả lời cho thắc mắc bầu ăn bòn bon được không. Nhiều người cho rằng ăn quả bòn bon sẽ gây nên hiện tượng nóng trong người, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có bất kỳ chứng minh nào cho nhận định trên.
Theo nghiên cứu, mẹ bầu ăn bòn bon là rất tốt, các chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong loại quả này sẽ giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh, đồng thời giúp mẹ hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khi mang thai như cảm cúm.
Ăn bòn bon với một lượng hợp lý giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh ở thai nhi
4 Hướng dẫn mẹ bầu ăn bòn bon đúng cách
Thắc mắc bầu ăn bòn bon được không đã được AVAKids giải đáp đầy đủ và chi tiết. Tiếp theo đây, AVAKids sẽ tiếp tục bật mí mẹ nên ăn và thưởng thức bòn bon như thế nào để không gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Bòn bon có giá trị dinh dưỡng rất cao, tuy nhiên, trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ chỉ nên ăn từ 3-4 trái mỗi lần và không nên ăn quá 0,5kg/ngày.
Ở những giai đoạn tiếp theo, mẹ có thể tăng lượng bòn bon trong mỗi lần ăn. Mặc dù vậy, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều mà cần cân bằng với những loại thực phẩm khác để đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai.
Mẹ tuyệt đối không nên ăn hạt bòn bon để tránh bản thân và thai nhi bị nhiễm độc
5Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn bòn bon
Sau khi tìm được đáp án cho câu hỏi “bầu ăn bòn bon được không?”, mẹ cũng nên lưu ý một số điểm sau khi thưởng thức loại trái cây thơm ngon này:
- Tách và cắt bỏ vỏ trước khi ăn bởi trong vỏ bòn bon có chứa axit lansium – một chất kịch độc với hệ thống tim mạch.
- Tuyệt đối không nên ăn hạt vì hạt bòn bon có chứa chất alkaloid – một thể độc chưa được xác định.
- Không nên ăn bòn bon khi quả chưa chín khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
- Không nên ăn bòn bon đã bị hỏng, sâu hoặc thối. Chỉ nên ăn bòn bon còn tươi để đảm bảo cơ thể có thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.
- Tránh ăn bòn bon trái mùa, tránh khiến cơ thể hấp thụ lượng thuốc trừ sâu còn sót lại bên trong quả.
- Chỉ nên mua bòn bon tại các địa điểm uy tín, có thương hiệu để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
6Đôi lời từ AVAKids
Hy vọng rằng với chia sẻ của AVAKids, ba mẹ đã giải đáp được thắc mắc “bầu ăn bòn bon được không?”. Khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ thực đơn dinh dưỡng lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy nên, bên cạnh bòn bon, mẹ cũng nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác để bé có thể phát triển một cách tốt nhất.
Tổng hợp bởi Lan Anh
Ngọc Thanh kiểm duyệt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp