Rong biển được biết là loại rau cực tốt nhưng cũng cực độc, không phải ai cũng ăn là bổ. Vậy “Bầu ăn rong biển được không?” là thắc mắc của nhiều bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Chuyên gia MEDIPLUS đã đưa ra câu trả lời thông qua bài viết này, cùng theo dõi để biết thông tin chi tiết.
Mẹ bầu ăn rong biển được không?
Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời phụ thuộc lớn vào thành phần và lợi ích mà rong biển mang lại cho mẹ bầu và thai nhi. Chuyên gia MEDIPLUS đưa ra các thông tin chi tiết về 2 vấn đề như sau:
Bạn đang xem: Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời và lưu ý từ chuyên gia
Thành phần chất dinh dưỡng có trong rong biển
Rong biển là một loại thực vật sinh sống ở biển và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn mà cả người lớn lẫn trẻ em đều thích. Ví dụ như canh rong biển, lá rong biển làm cơm cuộn, rong biển sấy khô cũng là món đồ ăn vặt được nhiều trẻ em yêu thích.
Thành phần các chất như vitamin, sắt, kẽm và khoáng chất có trong rong biển rất đa dạng, hàm lượng các chất cụ thể như sau:
Tên chất dinh dưỡng
Định lượng trong 100g rong biển
Lợi ích với mẹ bầu và thai nhi
Protein
6g
Cần thiết cho sự phát triển các cơ quan của bé. Tốt cho sự phát triển mô vú và tử cung của mẹ bầu
Carbohydrate
81g
Phân hủy thành glucose đi nuôi tế bào mẹ và bé
Kali
1796mg
Cân bằng chất lỏng và chất điện giải
Canxi
264mg
Phát triển xương cho bé tránh loãng xương ở mẹ
Folate
50% RDI
Ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, sứt môi, hở hàm ếch
Sắt
20% RDI
Phòng ngừa sảy thai, đẻ non, băng huyết và nhiễm trùng hậu sản
Natri
70% RDI
Điều hòa, duy trì, bù đắp lại lượng mất nước trong cơ thể
Vitamin K
80% RDI
Đóng vai trò vận chuyển canxi vào cơ thể của mẹ và bé Chất xơ, omega 3, vitamin C, A
Trong đó RDI là lượng chất dinh dưỡng cần thiết mà mỗi người nên tiêu thụ mỗi ngày để duy trì một sức khỏe tốt.
Với hàm lượng các chất dinh dưỡng trên, rong biển được đánh giá là một loại thực phẩm tốt mang đến cho mẹ bầu nhiều lợi ích không ngờ đã được nhiều bài báo và chuyên gia công nhân.
5 Lợi ích sức khỏe của rong biển với mẹ bầu và thai nhi
1. Tác động tốt đến sự phát triển của thai nhi
Mẹ bầu ăn rong biển được đánh giá là cung cấp hàm lượng omega 3 gián tiếp cho cơ thể và sự phát triển cho thai nhi. Với lượng omega 3 có trong rong biển, các cơ quan hệ thần kinh, não bộ, thị giác của thai nhi được phát triển rất tốt. Khi sinh ra cũng giúp tăng cường trí thông minh, sức đề kháng tránh cho trẻ khỏi các bệnh ốm vặt, ốm lai rai mãi không khỏi.
2. Giảm tình trạng táo bón của mẹ bầu
Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời là có thể ăn được vì nó giúp ngăn ngừa táo bón – tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Trong rong biển có chứa thành phần chất cellulose một thành phần thuộc chất xơ không hòa tan. Chất này có tác dụng làm mềm phân và hỗ trợ quá trình đại tiện. Đây là chất hỗ trợ đường ruột co bóp hiệu quả hơn và cũng giúp thức ăn dễ dàng tiêu hóa hơn.
Bên cạnh đó, chất còn giúp hạn chế sự hình thành và phát triển các tế bào gây ung thư hệ tiêu hóa như ung thư đường ruột, ung thư trực tràng.
3. Mẹ bầu có thể ăn rong biển vì hạn chế rạn da
Có đến 90% phụ nữ mang thai đã gặp phải tình trạng bị rạn da khi thai kỳ ở giai đoạn tháng 6-7 thai kỳ. Nếu tình trạng này không được cải thiện, thì thai nhi càng lớn, bung mẹ bầu càng to càng làm tình trạng rạn da tăng lên.
Trong rong biển hàm lượng nổi bật là các chất vitamin A, C, K có tác dụng tăng độ đàn hồi cho da. Khi bổ sung rong biển vào thực đơn các bữa ăn, sẽ giúp mẹ hồi phục các mô da bị tổn thương gây rạn dạ, cũng như hỗ trợ da hồng hào, mịn màng hơn.
4. Ngăn tình trạng chảy máu chân răng ở mẹ bầu
Xem thêm : Bia Heineken chai
Việc thay đổi hormone ở cơ thể mẹ bầu là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị chảy máu chân răng ở tháng thứ 2 của thai kỳ. Để ngăn tình trạng này, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung hàm lượng vitamin C, vitamin K có trong các thực phẩm.
Trong rong biển, hàm lượng vitamin C, K có trung bình 80% RDI củng cố thêm câu trả lời “Bầu ăn rong biển được không? Bởi 2 loại vitamin này nằm trong top vitamin tốt cho răng miệng, thúc đẩy cơ chế hình thành collagen, khắc phục tình trạng chân răng bị rỉ máu.
5. Phòng ngừa bệnh tật sau sinh cho mẹ bầu
Sau sinh, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đau lưng, xương khớp lạo xạo do trọng lượng cơ thể gia tăng đáng kể. Hàm lượng canxi có trong rong biển sẽ tốt cho cơ thể của mẹ, hỗ trợ xương chắc khỏe, ngăn tình trạng loãng xương sau sinh. Ngoài ra rong biển còn giàu chất oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các căn bệnh trầm cảm mà nhiều mẹ bầu gặp phải khi sinh con xong.
Xem thêm:
Bầu ăn lê được không? Lưu ý ăn lê đúng cách cho mẹ bầu
Mẹ bầu ăn pate được không có ảnh hưởng gì cho thai nhi không?
Những bà bầu nào không nên ăn rong biển?
Nhiều mẹ bầu sẽ chắc chắn câu trả lời là có cho câu hỏi “Bầu ăn rong biển được không?” của mình. Thì chưa chắc đã đúng. Vì nếu nằm trong những đối tượng dưới đây thì không nên ăn để tránh các rủi ro có thể gặp từ rong biển.
Mẹ bầu không nên ăn rong biển nếu mắc bệnh cường giáp
Theo thông tin, trong 100g rong biển có chứa tới 1 -1,8 mg I-ốt. Trong khi theo khuyến nghị thì phụ nữ mang theo chỉ nên hấp thụ hàm lượng I – ốt ở mức 0,22mg – 0,27 mg. Như vậy, hàm lượng I- ốt có trong rong biển đang khá cao. Nếu sử dụng nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh cường giáp diễn tiến nặng và xấu đi. Tốt nhất, mẹ bầu bị cường giáp nên tránh ăn rong biển.
Mẹ bị nóng trong, thường xuyên lên mụn nhọt cũng không nên ăn rong biển
Việc ăn rong biển có thể khiến nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến cho tình hình mụn nhọt gia tăng, trở nặng. Nhiều trường hợp, nếu nặn có thể bị sốt, gây đau. Khi mụn sưng viêm thì lại càng gây khó chịu, mệt mỏi và khó điều trị hơn.
Người tiêu hóa kém, dễ lạnh bụng
Rong biển cũng có tính hàn, giải nhiệt nhưng nếu ăn quá nhiều và lạm dụng loại đồ ăn này thì sẽ dễ bị lạnh bụng, gây tiêu chảy, mất nước. Người có tiền sử bị dụ ứng với rong biển và các loại hải sản như cua, tôm, gạch các mẹ bầu cũng được khuyến cáo là không nên ăn.
Cách lựa chọn và chế biến các món ăn từ rong biển cho mẹ bầu
Hiện nay trên thị trường rao bán rất nhiều loại rong biển như rong biển tươi, rong biển đã qua chế biến, rong biển đã sấy khô. Bác sĩ MEDIPLUS khuyến cáo, mẹ bầu nên lựa chọn ăn rong biển tươi thay vì các loại đã qua chế biến, bởi hàm lượng muối trong các loại rong biển khô sẽ nhiều hơn.
Chọn rong biển có màu sắc xanh đậm với độ bóng vừa phải, rong biển non để đảm bảo lá rong biển khi nấu lên sẽ mềm, không bị dai và vị cũng ngon hơn rất nhiều.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn quá 100g rong biển mỗi ngày, và chia nhỏ ra thành nhiều bữa., chế biến thành các món ăn khác nhau. Một số món ăn mẹ bầu có thể chế biến từ rong biển:
Salad rong biển tươi
Salad là món ăn được tạo nên bằng các trộn hỗn hợp nhiều loại rau củ quả lại với nhau. Cách này vừa giữ được độ tươi ngon của rong biển, giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng trong đó mà không bị biến chất. Ngoài ra, rong biển cũng chỉ là một thành phần trong món ăn, hàm lượng sẽ ít hơn, mẹ bầu không lo bị ăn vượt hàm lượng khuyến nghị.
Canh rong biển
Các mẹ bầu có thể coi rong biển là một loại rau, khi nấu thì kết hợp với các loại thực phẩm như xương, đậu hũ, sườn non để tạo thành một loại canh thơm mát, nhiều chất dinh dưỡng. Các mẹ bầu có thể ăn kết hợp với cơm để vừa đủ tinh bột, vừa có chất dinh dưỡng vitamin trong rong biển, chất đạm trong xương.
Cách chế biến đơn giản, tương tự như một món canh thông thường:
- Rửa sạch rong biển khô bằng nước nguội
- Đảo rong biển với xương để ngấm gia vị
- Đổ nước vào nồi, đậy nắp để đun sôi
Nước sâm rong biển
Đây là món ăn tốt cho sức khỏe của rất nhiều người trong mùa hè Nguyên liệu chuẩn bị cũng rất đơn giản bao gồm: Rong biển, lá dứa, đường phèn, vani, thục địa
- Rửa sạch rong biển, cho vào nồi đun sôi cùng nước và thục địa
- Khi đã đun sôi thì tiếp tục cho lá dứa vào, đun tiếp 5 – 10 phút nữa
- Lọc nước, để nguội cho đường phèn và vani vào là có thể uống được.
Cho mẹ nào chưa biết: Thục địa là một loại thảo dược được chế biến, bào chế từ phần rễ của cây địa hoàng thường sống ở các tỉnh ở phía bắc.
Hy vọng các mẹ bầu sẽ có câu trả lời cho câu hỏi “Bầu ăn rong biển được không?” của mình. Một món ăn hay thực phẩm nào đều có những lợi ích và tác hại của nó. Để chắc chắn, mẹ bầu nên tham vấn thêm ý kiến từ các bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe, cơ địa của mình. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Tổ hợp y tế MEDIPLUS để được hỗ trợ bởi bác sĩ chuyên gia đầu ngành.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp