Bài 14: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Giới thiệu về iMessage và cách nhắn tin MIỄN PHÍ bằng iPhone
- Cho trẻ sơ sinh nằm võng có ảnh hưởng đến cột sống?
- 1 triệu sub youtube được bao nhiêu tiền mới nhất 2023
- Từ Hà Nội đến Hà Giang bao nhiêu km? Di chuyển như thế nào?
- Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây?
I. Kiến thức cần nhớ
Bạn đang xem: Bài 14: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp – Môn Ngữ văn – Lớp 9 – HOCMAI
Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật:
– Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc ghép.
– Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
II. Soạn bài
1. Cách dẫn gián tiếp
Bài 1.
– Trong đoạn trích a, phần in đậm là lời nói.
– Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Bài 2.
– Trong đoạn trích b, phần in đậm là ý nghĩ.
– Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Bài 3.
– Thử thay đổi vị trí:
+ “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” – cháu nói.
+ “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” – họa sĩ nghĩ thầm.
→ Hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
2. Cách dẫn gián tiếp
Bài 1.
– Trong đoạn trích a, phần in đậm là lời nói.
– Phần in đậm và phần đứng trước không bị tách bởi dấu gì.
Bài 2.
– Trong đoạn trích a, phần in đậm là ý nghĩ.
– Phần in đậm và phần đứng trước ngăn cách bằng từ “rằng”. Có thể thay từ “rằng” bằng từ “là” trong trường hợp này.
III. Luyện tập
Bài 1.
a.
– Lời dẫn trực tiếp: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
– Đây là cách dẫn lời nói.
b.
– Lời dẫn trực tiếp: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè dẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả…”.
– Đây là cách dẫn ý nghĩ.
Bài 2.
– Dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
– Dẫn gián tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng người Việt Nam phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Bài 3.
Tham khảo cách chuyển sau: “Vũ Nương nhờ Phan Lang nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về”.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp