Ăn đu đủ chín khi mang thai nên hay không? Trong khi, đu đủ chín có thể chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai, nhưng đu đủ chưa chín có thể rất nguy hiểm. Một số bà bầu vẫn tiếp tục sử dụng đu đủ chín trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai sẽ quyết định loại bỏ tất cả đu đủ hoặc các món ăn có liên quan đến đu đủ ra khỏi chế độ ăn uống của mình cho đến sau khi sinh con, vì có nhiều nguồn chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác để thưởng thức giúp đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi trong thai kỳ.
Nếu bạn đang trong quá trình mang thai hoặc dự định sẽ có thai trong thời gian sắp tới, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm cả những thực phẩm không nên sử dụng. Tuy nhiên, dựa trên bằng chứng khoa học cũng đã chứng minh được một số lợi ích của đu đủ – loại trái cây nhiệt đới cực kỳ tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, đu đủ còn biết đến với thành phần có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm viêm, chống lại bệnh tật và giúp bạn trông trẻ trung.
Bạn đang xem: Ăn đu đủ khi mang thai có nguy cơ sảy thai không?
3.1. Đu đủ có tác dụng chống oxy hóa
Các gốc tự do, các phân tử phản ứng được tạo ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn. Các gốc tự do có thể thúc đẩy căng thẳng oxy hóa, có thể dẫn đến bệnh tật.
Các chất chống oxy hóa, bao gồm cả carotenoid được tìm thấy trong đu đủ, có thể trung hòa các gốc tự do.
Xem thêm : Tin tức
Các kết quả nghiên cứu về hợp chất trong đu đủ cũng lưu ý rằng đu đủ lên men có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa ở người trưởng thành và những người có dấu hiệu bị tiền tiểu đường, suy giáp nhẹ và bệnh gan.
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng quá nhiều các gốc tự do trong não là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh Alzheimer.
Trong một nghiên cứu, những người bị bệnh Alzheimer được cho uống chiết xuất đu đủ lên men trong sáu tháng đã giảm 40% chỉ số sinh học cho thấy tổn thương oxy hóa đối với DNA cũng có liên quan đến quá trình lão hóa và các bệnh ung thư.
Việc giảm căng thẳng oxy hóa do hàm lượng lycopene của đu đủ và khả năng loại bỏ sắt dư thừa, được biết là sản sinh ra các gốc tự do.
3.2. Thành phần các chất trong đu đủ có thuộc tính chống ung thư
Nghiên cứu về đặc tính chống ung thư cho thấy rằng lycopene trong đu đủ có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Hợp chất này cũng có thể có lợi cho những người đang được điều trị ung thư. Đu đủ chứa các thành phần có thể hoạt động bằng cách giảm các gốc tự do góp phần gây ung thư.
Xem thêm : Giá 1 Thùng Nước Yến Sào Khánh Hòa Bao Nhiêu Hợp Lý?
Ngoài ra, đu đủ có thể có một số tác dụng đặc trưng mà các loại trái cây khác không có được. Trong số các loại trái cây và rau quả được biết đến với vai trò chống oxy hóa, chỉ đu đủ có hoạt tính chống ung thư đối với tế bào ung thư vú.
Trong một nghiên cứu thực hiện ở những người lớn tuổi bị viêm nhiễm và các tình trạng tiền ung thư dạ dày, chế phẩm đu đủ lên men làm giảm tác hại của quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, cần nghiên cứu sâu hơn với quy mô rộng hơn trước khi đưa ra khuyến nghị.
3.3. Đu đủ có thể cải thiện sức khỏe tim mạch
Bổ sung đu đủ vào chế độ ăn uống của bạn có thể tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn. Các nghiên cứu về mối liên quan đến sức khỏe tim mạch cho thấy trái cây chứa nhiều lycopene và vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim. Các chất chống oxy hóa có trong quả đu đủ có thể bảo vệ tim và tăng cường tác dụng bảo vệ của cholesterol HDL.
Trong một nghiên cứu về mối liên quan ở những người có chỉ số sinh hoá ở mức không bình thường, thì những người dùng thực phẩm bổ sung đu đủ lên men trong 14 tuần ít bị viêm hơn và tỷ lệ cholesterol LDL so với cholesterol HDL tốt hơn những người dùng giả dược. Tỷ lệ của hai hợp chất này được cải thiện có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp