Chất chống oxy hóa cũng đóng một vai trò trung tâm đối với sức khỏe và bệnh tật. Chúng có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim và viêm khớp dạng thấp.
♦ Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
Mộc nhĩ còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh có thể giúp chống lại một số chủng vi khuẩn. Một nghiên cứu trong ống nghiệm năm 2015 trên Tạp chí Quốc tế về Nấm Dược liệu phát hiện ra rằng mộc nhĩ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của escherichia coli và staphylococcus aureus, hai loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho cơ thể chúng ta.
Bạn đang xem: Giải đáp thắc mắc bà bầu có được ăn mộc nhĩ không
♦ Nguồn đồng tốt
Những cây mộc nhĩ nhỏ nhưng là một nguồn cung cấp đồng đặc biệt tốt. Đây là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Đồng không chỉ quan trọng đối với sự trao đổi chất sắt mà còn cần thiết cho sức khỏe tim mạch, chức năng phổi. Sự thiếu hụt đồng có thể gây ra tiêu chảy, suy giảm khả năng miễn dịch, xương yếu, tổn thương thần kinh, thiếu máu và các vấn đề về tim.
♦ Hỗ trợ sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch
Mộc nhĩ có prebiotic, chủ yếu ở dạng beta glucan. Prebiotic là một loại chất xơ nuôi dưỡng hệ vi sinh vật và các vi khuẩn thân thiện trong đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh.
>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn mắm được không? Bà bầu ăn mắm nào an toàn?
Bà bầu có được ăn mộc nhĩ không?
Xem thêm : Biển số xe TPHCM (biển số xe 41, 51…) theo từng quận huyện mới nhất
Bạn thắc mắc bà bầu được ăn mộc nhĩ không, bà bầu có ăn được mộc nhĩ không. Mộc nhĩ được coi là loại nấm an toàn và không độc hại đối với đa số mọi người. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn của mộc nhĩ trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, vì vậy phụ nữ trong thời gian này nên cẩn thận khi dùng mộc nhĩ.
Ngoài ra, với những người đang dùng thuốc theo chỉ định, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn mộc nhĩ, vì những loại nấm này có thể gây ra những tương tác thuốc không mong muốn.
Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng một gram nấm mộc nhĩ khô chứa 154mcg adenosine, cùng với các hóa chất không rõ nguồn gốc khác, góp phần làm cho mộc nhĩ có khả năng ức chế đông máu và ngăn chặn sự kết tập tiểu cầu.
Vậy nên, bên cạnh phụ nữ mang thai thì những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu cũng nên hạn chế ăn mộc nhĩ.
Ngoài mộc nhĩ thì nấm hương cũng được nhiều người yêu thích. Bà bầu có ăn được mộc nhĩ nấm hương không? Nấm hương cũng như mộc nhĩ và một số loại nấm phổ biến như nấm bào ngư, đùi gà, nấm rơm được coi là an toàn khi sử dụng cho mẹ bầu với lượng vừa phải.
>>> Đọc thêm: 3 thời điểm bà bầu ăn bơ giúp ngừa dị tật thai nhi
Lưu ý khi ăn mộc nhĩ
Với câu hỏi bà bầu có được ăn mộc nhĩ không hay bà bầu có nên ăn mộc nhĩ thì các chuyên gia y tế cho rằng nếu trước khi mang thai, mẹ bầu không gặp bất cứ tác dụng phụ nào với mộc nhĩ thì trong thai kỳ có thể sử dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên, cần lưu ý:
– Cần nấu chín kỹ mộc nhĩ hoặc các loại nấm khác trước khi ăn. Việc nấu chín qua nhiệt độ cao sẽ loại bỏ được các chất độc không mong muốn. Tuyệt đối không ăn mộc nhĩ sống, nấu kỹ sau khi đã rửa sạch để ngăn ngừa nấm và vi trùng có hại tấn công hệ tiêu hóa.
– Bà bầu nên mua nấm tươi, sạch, không bị bầm giập. Tuyệt đối không ăn những loại mộc nhĩ đã mốc, để lâu, hết hạn sử dụng.
– Không nên ăn mộc nhĩ với số lượng lớn và ăn thường xuyên.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc bà bầu có được ăn mộc nhĩ không. Nhìn chung tiêu thụ một lượng vừa phải loại thực phẩm này là an toàn trong thai kỳ, vậy nên mẹ bầu không cần phải lo lắng về vấn đề này nữa nhé. Chúc mẹ ăn ngon miệng và có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp