Một khẩu phần kem vani 100g có: thành phần chính khoảng 6 – 7% protein cùng 47% chất béo (trong đó 70% là chất béo bão hòa hoặc chất béo không có lợi) và gần 42% carbohydrate.
Gần đây, các nhà sản xuất kem cũng cải tiến công thức để có những món kem tốt cho sức khỏe. Một số ví dụ điển hình là các loại kem ít béo, không đường hoặc kem từ sữa chua.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn kem được không? Lời khuyên giúp mẹ ăn vặt lành mạnh
Bên cạnh đó, kem cũng cung cấp các vitamin như vitamin A và vitamin B12 với hàm lượng vừa phải. 100g kem cung cấp cho mẹ bầu khoảng 20% phốt pho và 17% canxi (theo lượng khuyến nghị cần thiết hằng ngày). Hai khoáng chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương, khớp cũng như sự hoạt động chính xác của tim.
Phụ nữ mang thai nên ăn bao nhiêu kem trong một ngày?
Xem thêm : Hướng nhà hợp tuổi Ất Hợi – sinh năm 1995 là hướng nào?
Vậy là bạn đã rõ bà bầu ăn kem được không và những lợi ích đi kèm. Tuy nhiên, một điều các bà mẹ tương lai nên biết là kem chứa nhiều chất béo và có thể gây hạ thân nhiệt. Mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều kem có thể cản trở quá trình trao đổi chất của cơ thể và làm rối loạn tiêu hóa.
Ngày nay, các món kem rất đa dạng về mùi vị nhưng một số hương vị như cà phê, trà xanh sô cô la… có chứa cafein sẽ không tốt cho mẹ bầu. Thực sự là lượng cafein có trong các món kem không đáng kể nhưng bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều.
Những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn kem
1. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
Kem có chứa một lượng đường cao, có thể khiến bạn có nguy cơ bị suy yếu dung nạp glucose dẫn đến đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ).
2. Tăng cân
Hàm lượng calo cao trong kem có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức, từ đó gây ra các biến chứng trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, sau khi ăn kem hay bất kỳ món ăn lạnh, nào mẹ bầu thường có cảm giác khó chịu vùng bụng. Đấy là dấu hiệu con bạn đang không thích ứng với những món lạnh đó. Việc này xảy ra tương tự như khi bạn dùng đồ nóng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp