1. Đi đăng kiểm hộ có được không?
Theo các quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng như các văn bản hướng dẫn thì không có bất kỳ quy định nào không có quy định bắt buộc chủ xe phải đưa phương tiện đi đăng kiểm hoặc phải có giấy ủy quyền cho người khác đi thay..
- Cuộc kháng chiến chống Tần và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
- Y TẾ > Sức khỏe
- Chủ nhà tuổi Mão chọn người xông đất 2023 sao cho đúng
- Lịch âm 15/12, xem lịch âm hôm nay Thứ Năm ngày 15/12/2022 là ngày tốt hay xấu? Lịch vạn niên 15/12/2022
- Tiền thai sản được nhận mấy lần? Sinh con lần 3 có được nhận không?
Do đó, có thể thấy việc đi đăng kiểm hộ hoàn toàn không trái với quy định của pháp luật, người đưa xe đi đăng kiểm có thể là bất cứ ai và chỉ cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ thì sẽ được Trung tâm đăng kiểm thực hiện việc kiểm định.
Bạn đang xem: Đi đăng kiểm hộ có được không? Cần giấy tờ gì?
2. Đi đăng kiểm hộ cần giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 2/2023/TT-BGTVT) quy định về kiểm định kỹ thuật và an toàn môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì khi đi đăng kiểm hộ, người đi đăng kiểm hộ cần phải xuất trình, nộp các loại giấy tờ như sau:
* Trường hợp kiểm định lần đầu:
– Bản chính Giấy đăng ký xe hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy đăng ký xe đang thế chấp của tổ chức tín dụng (kèm theo bản sao Giấy đăng ký xe) hoặc bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính (kèm theo bản sao Giấy đăng ký xe) hoặc Giấy hẹn lấy Giấy đăng ký xe;
– Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng nếu là xe cơ giới được sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ trường hợp xe cơ giới thanh lý);
– Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo nếu là xe cơ giới mới cải tạo;
Xem thêm : Nội dung văn hóa trong tổ chức công
– Bản cà số khung, số động cơ của xe nếu thuộc trường hợp được miễn kiểm định.
* Trường hợp kiểm định định kỳ:
– Bản chính Giấy đăng ký xe hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy đăng ký xe đang thế chấp của tổ chức tín dụng (kèm theo bản sao Giấy đăng ký xe) hoặc bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính (kèm theo bản sao Giấy đăng ký xe) hoặc Giấy hẹn lấy Giấy đăng ký xe;
– Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo trong trường hợp xe cơ giới mới cải tạo;
Ngoài ra, người đi đăng kiểm hộ còn phải cung cấp các thông tin như:
– Tên đăng nhập, mật khẩu và địa chỉ trang web quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera (nếu như xe ô tô đưa đi đăng kiểm thuộc trường hợp phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera);
– Thực hiện khai báo việc kinh doanh vận tải (xe có biển số vàng) vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu quy định.
3. Những lưu ý khi đi đăng kiểm xe ô tô
Để đảm bảo việc đi đăng kiểm xe ô tô diễn ra được suôn sẻ và nhanh chóng, tránh trường hợp phải mất thời gian đi đăng kiểm lại thì cần lưu ý một số nội dung sau:
Xem thêm : Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự
– Thứ nhất, đảm bảo xe đưa đi đăng kiểm đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật cũng như đảm bảo an toàn theo quy định.
– Thứ hai, kiểm tra về tình trạng hoạt động của trung tâm đăng kiểm để tránh trường hợp đến nhầm trung tâm đăng kiểm bị tạm dừng hoạt động. Thông tin về các trung tâm đăng kiểm được công khai trên website của chính phủ và dễ dàng truy cập để theo dõi.
– Thứ ba, chủ động kiểm tra và hoàn tất nộp phạt nguội (nếu có) trước khi đăng kiểm. Theo quy định tại khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trường hợp nếu xe ô tô bị phạt nguội mà chủ xe không nộp phạt trong thời hạn quy định thì thông tin về xe ô tô vi phạm sẽ bị đưa vào phần mềm cảnh báo.
Khi đó, xe vẫn được đăng kiểm nhưng đăng kiểm chỉ có giá trị trong vòng 15 ngày và trong thời gian này chủ xe phải đi nộp phạt. Sau khi nộp phạt, công an sẽ gỡ bỏ cảnh báo vi phạm trên phần mềm đăng kiểm và chủ xe sẽ phải đi đăng kiểm lại.
– Thứ tư, tiến hành bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm để tránh trường hợp nhận kết quả kiểm định “không đạt”.
– Thứ năm, đảm bảo các giấy tờ vay, thế chấp xe, giấy biên nhận còn hiệu lực theo quy định. Nếu các giấy tờ này hết hiệu lực thì xe ô tô không được đăng kiểm, thậm chí có thể bị xử phạt từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng với lỗi không có Giấy đăng ký xe theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) nếu giấy biên nhận hết hiệu lực.
– Cuối cùng, nhớ đem theo đầy đủ giấy tờ xe theo quy định, tùy theo từng trường hợp kiểm định lần đầu hay định kỳ.
Trên đây là giải đáp về vấn đề việc đi đăng kiểm hộ có được không. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 19006192 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp