Bà bầu ăn sương sáo giải nhiệt được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

Từ đó, có thể thấy, việc thai phụ ăn sương sáo có thể giúp cơ thể được tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng hạn chế một số bệnh lý viêm nhiễm nhiễm và bệnh mạn tính không lây. Đồng thời, sương sáo cũng góp phần hạn chế nguy cơ bị viêm họng, sốt cũng như hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, gan, phổi, thận, vú…

5. Bà bầu có ăn được sương sáo không? Giảm đau lưng, viêm khớp khi mang thai

Trong sương sáo có chứa canxi, mẹ bầu bổ sung lượng khoáng này không chỉ giúp xương của thai nhi phát triển mà còn hỗ trợ xương khớp của thai phụ, phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng đau lưng, viêm khớp khi mang thai.

Lưu ý cho bà bầu ăn sương sáo

Bà bầu ăn sương sáo được không

Đến đây, chắc hẳn rằng bạn đã không còn băn khoăn về vấn đề bầu ăn sương sáo được không. Mặc dù việc ăn sương sáo trong thai kỳ có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuy sương sáo chứa ít đường, nhưng thực phẩm này lại thường được kết hợp trong những món ăn, thức uống nhiều đường như nước đường, các món chè, tàu hủ, trà sữa… Sự kết hợp này có thể làm vô hiệu hóa các tác dụng của sương sáo, vì những tác hại mà đồ ngọt gây ra cho phụ nữ mang thai vượt xa những lợi ích.
  • Những thai phụ có cơ địa yếu, lạnh bụng nên hạn chế ăn sương sáo vì nếu không có thể gây dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
  • Mẹ bầu cần đảm bảo về liều lượng khi ăn sương sáo trong thai kỳ. Hãy giới hạn 1 ly sương sáo/ngày và không nên ăn mỗi ngày.
  • Thời điểm tốt nhất mà phụ nữ mang thai nên ăn sương sáo là vào buổi trưa. Mẹ bầu cần tránh ăn sương sáo vào buổi tối hay sáng sớm, nếu không sẽ dễ bị lạnh bụng.
  • Thai phụ không nên ăn sương sáo với đá lạnh hay ủ lạnh, nếu không có thể bị nhiễm lạnh, viêm họng…
  • Có thai ăn sương sáo được không? Được nhưng mẹ bầu không nên ăn sương sáo để qua đêm.