Nguồn gốc Thiên Chúa Giáo từ đâu? Thiên Chúa giáo hay Đạo Tin Lành là một trong các tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó Thiên Chúa giáo còn có nhiều tên gọi khác nhau như Gia – tô, Kitô, Cơ – Đốc và Công Giáo.
1. Đạo Thiên Chúa là gì?
Thiên Chúa là Đức Chúa Trời (Đấng làm vua cõi Trời), Đấng đã gây dựng lên CKVT (càn khôn vũ trụ) và vạn vật. Đạo Cao Đài được gọi là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vậy Đạo Thiên Chúa là gì? Thiên Chúa giáo là đạo thờ Đức Chúa Trời.
Bạn đang xem: Đạo Thiên Chúa là gì? Tìm hiểu nguồn gốc Thiên Chúa giáo
Khoảng 2000 năm trước đây thì Thiên Chúa giáo được Đức Chúa Jesus Christ mở ra tại nước Do Thái. Vì vậy mà còn được gọi là đạo Gia-tô hay đạo Kitô, đạo Cơ Đốc cũng thường được gọi là đạo Thiên Chúa hay Thiên Chúa giáo
Khi Thiên Chúa giáo bị phân chia ra làm nhiều hội giá khác nhau, người ta dùng từ ngữ Công Giáo để chỉ giáo hội La Mã, nhằm phân biệt với các Giáo hội khác. Công giáo (Catholicisme) là ngôn ngữ có nguồn gốc từ Hy Lạp: Katholicos, có nghĩa là Phổ Quát (Universel), ám chỉ rằng Thiên Chúa giáo là một tôn giáo phổ quát cho mọi chủng tộc trên toàn thế giới.
Khoảng thời gian đầu, Công giáo là một loại danh từ chỉ đức tính của Thiên Chúa giáo là đạo phổ quát. Năm 315 trong Kinh Tin Kính được soạn thảo bởi Cộng Đồng Nicea mà ngày này Giáo hội Chính Thống cũng như Giáo hội Công Giáo đều tuyên xưng: “Tôi tin giáo hội là duy nhất, Thánh thiện, công giáo và tông truyền”.
Xem thêm: Câu Chú Nam Mô A Di Đà Phật Là Gì? Ý Nghĩa Và Bí Mật Chưa Ai Bật Mí
2. Nguồn gốc đạo Thiên Chúa Giáo
Nguồn gốc Thiên Chúa giáo từ đâu? Dưới thời vua Herode, Thiên Chúa giáo do Đức Chúa Jesus Christ tạo ra tại xứ Galilee nước Do Thái. Khi đó Đức Chúa Jesus khởi đầu bằng việc giảng đạo vào năm Ngài 30 tuổi. Ngài nhận 12 môn đệ và giảng đạo được 3 năm.
Bi kịch bắt đầu xảy ra khi Thầy Cả giáo phẩm đạo Do Thái tên là Cai – phe hợp tác cùng chính quyền thời đó là quan Tổng Đốc Pilate bắt giữ và giết chết vô cùng đau đớn bằng cách đóng đinh tay và chân lên Thập tự giá.
Năm Đức Chúa Jesus ra đời được Công giáo quy định làm năm khởi đầu cho kỷ nguyên Tây lịch. Đạo Thiên Chúa được hình thành trên cơ sở Kinh Thánh Cựu ước của đạo Do Thái. Vậy nên đạo Thiên Chúa giữ nguyên phần các bộ phận Giáo lý cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.
Nhìn nhận những điều ghi chép trong Kinh Thánh Cựu ước là đúng. Như vậy nguồn gốc Thiên Chúa giáo được nối tiếp, chấn hưng và phát triển từ Do Thái giáo. Thế kỷ thứ nhất, Thiên Chúa giáo bị các nhà cầm quyền ngăn cấm vào hàng lãnh đạo. Do Thái giáo đố kỵ nên Thiên Chúa giáo chỉ có thể truyền đạo một cách hạn hẹp trong giới bình dân và giới nô lệ nghèo khổ.
Các tín đồ của Thiên Chúa giáo luôn phải hoạt động bằng cách núp dưới bóng của đạo Do Thái mới được yên ổn. Khoảng năm 60 nhiều vị Thánh Tông của Thiên Chúa giáo bị nhà cầm quyền sát hại bao gồm cả 2 vị Phaolô và Phêrô tại La Mã. Trong đó Thánh Phê Rô bị giết bằng cách đóng đinh thân thể lên Thập tự giá và đầu bị quay ngược xuống đất.
Tới thế kỷ thứ hai, Thiên Chúa giáo được nhiều người biết tới và tin theo. Đào tạo được một số giáo sĩ chuyên nghiệp và bắt đầu hình thành giáo hội Thiên Chúa.
Thế kỷ thứ ba, nguồn gốc Thiên Chúa giáo chính thức phát triển một cách vượt bậc. Trong đó có nhiều người giàu và cả các thế lực tin theo đạo. Chính quyền Đế quốc La Mã cũng bắt đầu thay đổi thái độ, từ ngăn cấm sang ủng hộ và tạo điều kiện cho Thiên Chúa giáo phát triển để ổn định lòng dân, củng cố Đế quyền.
Sau triều đại vua Dioclétien (258-305) chính thức bãi bỏ lệnh cấm đối với việc truyền bá đạo Thiên Chúa. Năm 313, hoàng đế Constantin (270-337) ban hành sắc lệnh chỉ nhận Thiên Chúa giáo là Quốc đạo của đế quốc La Mã và trả lại toàn bộ những tài sản mà Giáo hội đã bị tịch thu trước đó.
Xem thêm : Luật An ninh mạng quy định về việc bảo vệ quyền con người như thế nào?
Bên cạnh đó, vị vua này còn cho xây dựng một thủ đô mới của Đế quốc La Mã ngay tại thành phố Byzance của Thổ Nhĩ Kỳ và đổi tên thành Constantinople. Cứ như vậy, Thiên Chúa giáo có 2 trung tâm lớn tại Rome và Constantinople. Trụ sở của giáo hội và giáo Hoàng đều được đặt tại La Mã.
Thế kỷ thứ 12 và 13 dưới thời 2 vị giáo Hoàng, thế lực của giáo hội La Mã vô cùng mạnh khiến cho vua của các nước xung quanh phải phục tùng. Lúc này Giáo Hoàng có quyền phong vương và ban vương miện cho các hoàng đế.
Vào thế kỷ 16 năm 1517, Martin Luther – Một linh mục người Đức của giáo hội La Mã đã công bố “95 luật đà” Chính thức cải cách toàn bộ Thiên Chúa giáo tại nhà thờ Wittenberg nước Đức và được nhiều người ủng hộ. Đây cũng là khoảng thời gian để mở Đạo Tin Lành, biệt lập và chống đối Giáo hội La Mã.
Đức Giáo hoàng La Mã gọi đạo giáo Tin Lành là Lạc giáo còn những người theo đạo Tin Lành gọi là Thệ Phản.
Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, giáo hội La Mã hợp tác cùng các nước Châu Âu đem Thiên Chúa giáo truyền bá sang các nước Phi Châu, Á Châu, Mỹ Châu và Úc Châu. Cho tới hiện nay thì Thiên Chúa giáo có rất nhiều tín đồ ở khắp các nơi trên thế giới.
Xem thêm: 10 Loại Thịt Đức Phật Cấm Và Nghĩa Của Việc Ăn Chay Trong Phật Giáo
Đạo Thiên Chúa là gì? Có thể thấy nguồn gốc Thiên Chúa giáo hay Đạo Tin Lành đã trải qua một khoảng thời gian dài đầy biến động và phát triển. Đạo Công giáo không chỉ là một tín ngưỡng mà còn là một phần quan trọng không thể thiếu của văn hóa và lịch sử thế giới.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp