Có bầu ăn rau răm được không? Đây là thắc mắc của nhiều người đang trong giai đoạn mang thai. Rau răm được biết đến là loại rau gia vị sử dụng hàng ngày vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta, rau răm ngoài làm gia vị thì còn là vị thuốc chữa bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng rau răm cũng cần phải có nhiều lưu ý, đặc biệt là những người có thai.
Đặc tính của rau răm
Rau răm là loại cây gia vị thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm có mùi đặc trưng, rau răm có tính ấm nên thường được dùng ăn kèm với những thực phẩm tính hàn lạnh để kiềm chế rất tốt. Rau răm dễ trồng và có thể trồng trong nhà
Bạn đang xem: Có bầu ăn rau răm được không? Các đặc tính không tốt của rau răm
Theo như trong Đông Y, rau răm không có độc, vị cay nồng, mùi thơm hắc có tính ấm. Vì vậy rau răm thường sử dụng để làm ấm chữa một số bệnh như: làm ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.
Vì vậy rau răm sử dụng trong ẩm thực thường ăn kèm với các món được coi là có tính hàn theo quan niệm âm – dương như hến, trai, hột vịt lộn, thịt gà…
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, rau răm cũng có những tác dụng phụ nguy hiểm nhất là với bà bầu.
3 Lý do bà bầu không nên ăn rau răm khi mang thai
Giai đoạn mang bầu là giai đoạn vô cùng nhạy cảm vì thế việc ăn gì hàng ngày thì các bà bầu cũng rất cẩn thận. Rau răm lại là loại rau gia vi thường sử dụng hàng ngày và cũng chứa một số chất không có lợi cho bà bầu, nếu sử dụng quá nhiều rau răm sẽ dẫn đến một số tác hại sau:
Bà bầu ăn rau răm có thể dẫn đến sảy thai
Theo các nghiên cứu thì trong quá trình mang thai, 3 tháng đầu tiên là lúc thai nhi chưa phát triển ổn định. Do đó, nếu bà bầu ăn nhiều rau răm trong giai đoạn này thành tử cung sẽ bị kích thích dẫn đến co bóp, có khả năng sảy thai. Sau 3 tháng đầu, các mẹ có thể sử dụng rau răm nhưng chỉ nên ăn khoảng 50g/ tuần và mỗi lẫn ăn 2-3 cọng.
Gây nên tình trạng băng huyết dẫn đến thiếu máu
Xem thêm : Tài sản bị hủy hoại từ 2 triệu theo Khoản 1, Điều 178 BLHS
Theo Đông Y, rau răm có tính nóng nên nếu bà bầu ăn quá nhiều và thường xuyên có thể gây mất máu, có thể gây băng huyết, thiếu máu. ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chưa kể đến, trong giai đoạn mang thai, cơ thể của các mẹ bầu không được ổn định nên việc ăn rau răm còn dễ dẫn đến nóng trong người và khó tiêu.
>> Xem thêm: Cho con bú ăn rau răm được không
Ăn rau răm khi mang thai làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Ngoài ra, rau răm còn gây mất máu nên phụ nữ hành kinh ăn rau răm dễ bị rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, bà bầu tốt nhất là không nên ăn rau răm, nếu ăn chỉ ăn với số lượng ít vài lá, ăn kèm với món chính.
Giải đáp 1 số thắc mắc của bà bầu khi ăn rau răm
Rau răm có làm sảy thai không?
Do rau răm có vị cay nồng, tính ấm được sử dụng chữa bệnh trong Đông Y như: tiêu thực, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, tán hàn, sát trùng, làm mạnh gân cốt, sáng mắt, ích trí…Tuy nhiên lại không mang lại lợi ích cho bà bầu, thậm chí gây nguy hiểm. Do rau răm có chứa thành phần kích thích co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ cơ thể làm sảy thai, thai đẩy ra ngoài. Bà bầu ăn rau răm 2 tháng đầu có thể dẫn đến sảy thai. Sau 3 tháng thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn rau răm thoải mái hơn.
Ăn bao nhiêu rau răm thì sảy thai?
Thực chất, ăn rau răm khi mang thai sẽ không nguy hiểm hoặc không có ảnh hưởng đến thai nhi nếu các mẹ ăn vừa đủ với tần suất ít. Nếu như thích ăn rau răm, mỗi tuần mẹ có thể ăn 1-2 lần, mỗi lần chỉ khoảng vài lá (tối đa 5-7 lá) và ăn với các món chính khác.
Ăn rau răm có làm ngưng kinh nguyệt?
Trong rau răm có tính nóng nên nếu bà bầu ăn quá nhiều và thường xuyên có thể gây mất máu, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây mất máu nên phụ nữ hành kinh ăn rau răm dễ bị rối loạn kinh nguyệt.
Uống nước rau răm khi mang thai có được không?
Rau răm không có lợi cho bà bầu nên cần hạn chế việc ăn rau răm, hoặc nếu ăn thì chỉ ăn số lượng it chỉ từ 3-4 lá, không nên uống nước rau răm ở giai đoạn mang thai bạn nhé.
Lỡ ăn rau răm khi mang thai có sao không?
Xem thêm : Nên sinh con vào tháng nào 2015 thì tốt nhất?
Nếu bạn lỡ ăn rau răm trong thời gian mang thai thì sẽ không sao nếu bạn ăn số lượng vừa phải. Ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì không nên ăn rau răm. Nếu bạn ăn quá nhiều rau răm và có hiện tượng khó chịu trong người thì nên phải đến bệnh viện để bác sỹ kiểm tra.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau răm được không?
Như chúng tôi đã chia sẻ thì bà bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu nên hạn chế tuyệt đối hoặc không nên ăn rau răm.
Bầu 3 tháng cuối ăn rau răm được không
Nếu qua giai đoạn bầu 3 tháng đầu thì bầu có thể ăn rau răm thoải mái hơn một chút nhưng vẫn phải đảm bảo trong số lượng cho phép. Nếu bà bầu thích ăn rau răm thì có thể ăn vài lá kèm các món ăn. Một số món ăn với rau răm cho mẹ bầu tham khảo như:
– Cháo trai, cháo hến, cháo ngao, cháo gà…
– Trứng vịt lộn, một số món hải sản, thịt dê, thịt cá…để món ăn thơm ngon, hấp dẫn, không còn mùi tanh của thực phẩm.
– Canh ngao, canh thịt bò…
Kết luận: Bà bầu ăn rau răm được không?
Qua bài viết giải đáp về việc bà bầu có ăn được rau răm không? trên của Giavi.net thì các bà bầu cần lưu ý sử dụng rau răm một cách khoa học. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thì không nên sử dụng rau răm, còn các tháng tiếp theo thì có thể sử dụng nhưng cần phải ăn với số lượng ít, vừa phải và kèm với các món ăn khác. Các bạn cần lưu ý để đảm bảo sức khoẻ an toàn cho mẹ và bé nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp