Bà bầu uống bia có tốt không? Lời cảnh tỉnh cho mẹ bầu lỡ uống bia khi mang thai

1. Bà bầu uống bia có tốt không? Không vì khiến thai nhi hấp thụ dinh dưỡng kém

Rượu bia sẽ làm giảm lượng máu lưu thông giữa mẹ và thai nhi, chính vì thế trẻ sẽ không thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng khí cũng như chất dinh dưỡng cần thiết, dễ bị non yếu và không phát triển mạnh.

2. Nguy cơ gây dị tật bẩm sinh từ bia rượu

Một số nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy rằng chất cồn có thể liên quan đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi cả về mặt hình thái lẫn vận động. Vậy bà bầu uống bia có tốt không? Hẳn nhiên là không, mẹ bầu uống càng nhiều bia, rượu thì thai nhi sẽ bị tác động càng nhiều.

Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Australia (NHMRC) khuyên rằng: Không có một định lượng nào là an toàn cho việc uống bia, rượu để không gây hại cho thai nhi. Phụ nữ có thai uống bia, rượu thường xuyên thì sẽ có nguy cơ sinh con dị dạng, chậm trí não.

Bà bầu uống bia có tốt không? Lời cảnh tỉnh cho mẹ bầu lỡ uống bia khi mang thai
Bà bầu uống bia có tốt không? Tốt nhất là không uống bia trước, trong, và sau khi mang thai để tránh nguy cơ dị tật cho thai nhi.

3. Ảnh hưởng đến thần kinh của thai nhi

Nếu mẹ uống rượu bia nhiều ở giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào cùa bé. Điều này ảnh hưởng đặc biệt đến tế bào thần kinh thai nhi.

Nếu mẹ hỏi bà bầu uống bia có tốt không thì chắc chắn là không. Tình trạng dung nạp chất cồn diễn ra suốt thai kỳ thì thần kinh em bé sẽ bị ảnh hưởng nặng nề mãi đến sau này.

4. Rối loạn phổ rượu ở thai nhi (FASDs) – Những khuyết tật ở con của bà bầu uống bia nhiều

Bà bầu uống bia có tốt không? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ bị mắc hội chứng FASDs sẽ bị ảnh hưởng kéo dài suốt đời. Các đặc điểm và hành vi trên trẻ có mẹ bầu dung nạp nhiều rượu bia bao gồm:

  • Có đặc điểm bất thường trên khuôn mặt, chẳng hạn như một đường gờ nhẵn giữa mũi và môi trên.
  • Kích thước đầu nhỏ
  • Chiều cao ngắn hơn trung bình
  • Trọng lượng cơ thể thấp
  • Sự phối hợp giữa các cơ quan kém
  • Hành vi hiếu động
  • Trẻ khó có khả năng chú ý
  • Trí nhớ kém
  • Học tập kém (nhất là với môn toán)
  • Chậm phát triển ngôn ngữ và giọng nói
  • Khuyết tật trí tuệ hoặc chỉ số IQ thấp
  • Kỹ năng suy luận và phán đoán kém
  • Dễ gặp vấn đề về giấc ngủ và bú khi còn nhỏ
  • Có vấn đề về thị giác hoặc thính giác
  • Các vấn đề về tim, thận hoặc xương