Bà bầu có nên ăn rau xà lách hay không?

6. Giảm viêm

Chiết xuất rau xà lách có đặc tính chống viêm do sự hiện diện của các hoạt chất như lipoxygenase và carrageenan. Do đó, bà bầu ăn rau xà lách có thể giúp tăng cường miễn dịch chống lại tình trạng viêm khi mang thai và trong quá trình sinh nở.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có được ăn đào không mà sao nhiều người cản bạn ăn món này!

7. Giảm thiểu lo âu

Tình trạng căng thẳng, lo lắng rất phổ biến trong thai kỳ. Bà bầu nên ăn rau xà lách vì rau này có chứa chất phytonutrient gọi là lactucarium giúp an thần và cải thiện tâm trạng.

Bà bầu có nên ăn rau xà lách hay không?
Bà bầu ăn rau xà lách giúp cải thiện tâm trạng

8. Bảo vệ khỏi nhiễm trùng vi khuẩn

Bà bầu có nên ăn rau xà lách? Rau xà lách có đặc tính kháng khuẩn, nhờ chứa hai chất terpen và cardenolide, nên giúp chống lại các vi khuẩn gây hại. Vì thế, bà bầu ăn rau xà lách có thể giúp ngăn ngừa các bệnh do vi khuẩn.

9. Bảo vệ tế bào thần kinh

Chiết xuất từ ​​rau xà lách có thể tăng cường lượng glucose hoặc huyết thanh cho cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tế bào thần kinh bị chết gây hại cho bộ nhớ. Do đó, bà bầu ăn rau xà lách có thể giúp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ thường gặp ở phụ nữ sau sinh nở.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có ăn được cá lăng không? 3 cách chế biến bổ dưỡng cho mẹ

10. Tăng cường miễn dịch

Xà lách chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào, mô và ADN trong thai kỳ. Hàm lượng chất chống oxy hóa của rau giúp tăng khả năng miễn dịch, từ đó giúp bạn ngăn ngừa nhiều nguy cơ bệnh tật.

Bà bầu có nên ăn rau xà lách hay không?
Bà bầu ăn rau xà lách có lợi cho thai kỳ

III. Cách ăn rau xà lách an toàn cho bà bầu

Bà bầu có nên ăn rau xà lách? Phần trên, Marry Baby đã trả lời là nên ăn vì rau xà lách rất giàu dinh dưỡng và lành tính. Tuy vậy, bà bầu cần ăn đúng cách mới an toàn cho thai kỳ. Do đó khi ăn rau xà lách, bạn nên chú ý các điều sau đây:

  • Không ăn với liều lượng quá nhiều để tránh nguy cơ dị ứng
  • Luôn ăn rau diếp sạch, có nguồn gốc rõ ràng
  • Sau khi rửa sạch, bạn cần ngâm rau vào nước muối để sát khuẩn
  • Không ăn rau diếp sống khi bụng yếu