Làm thế nào nếu bị đầy bụng khi mang thai?

Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đầy bụng khi mang thai có thể kể đến bao gồm:

  • Cơ thể sinh hơi: Trong thai kỳ các hormone trong cơ thể của bạn sẽ thay đổi, dưới tác dụng của các nội tiết tố như relaxin và progesterone sẽ làm cho bạn dễ bị táo bón, hệ thống tiêu hóa hoạt động chậm lại, ứ đọng khí nên dễ gây ra các hiện tượng như ợ hơi và đầy hơi.
  • Sự lớn lên của tử cung: Quá trình các mạch máu trong tử cung truyền chất dinh dưỡng đến nuôi phôi thai sẽ làm cho tử cung to lên và chiếm nhiều không gian ở vùng chậu, từ đó có cảm giác đầy bụng.
  • Do tình trạng táo bón mang thai gây ra: Do quá trình mang thai, thai nhi sẽ hấp thụ rất nhiều nước trong thức ăn của mẹ nên dẫn đến tình trạng phân rất khô, khó đi cầu nên tích tụ lại và gây ra hiện tượng gây khí và đầy bụng.
  • Do sự tăng lên về cân nặng của thai phụ: Do nhu cầu sử dụng chất dinh dưỡng để nuôi bào thai nên hầu hết các thai phụ thường rất dễ đói và ăn nhiều làm cho cơ thể tăng cân nhanh chóng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng chướng bụng trong thai kỳ. Bên cạnh đó, những thay đổi trong cơ thể bạn khi mang thai, đặc biệt khi càng gần đến ngày sinh thì áp lực từ tử cung cũng có thể làm cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể bị chậm lại và dẫn đến đầy hơi.
  • Bạn cũng lưu ý thêm một số loại thực phẩm có thể dẫn đến việc khí hơi tích tụ. Vì vậy, nếu bạn ăn nhiều thực phẩm chiên, các sản phẩm từ sữa, các loại rau họ cải hoặc đồ uống có ga trong khi mang thai, bạn có thể sẽ bị đầy hơi.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Đối với những phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ thì sẽ dễ có hiện tượng khó chịu do ăn không tiêu đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ