Tiêu chảy khi mang thai dường như trở thành “cực hình” đối với mẹ bầu. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày của mẹ, khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Nếu không được chữa trị ngay, tình trạng này diễn biến nặng hơn, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân tiêu chảy khi mang thai
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn đường ruột với biểu hiện là đi ngoài, phân lỏng liên tục (hơn 3 lần/ngày) và kéo dài. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc ký sinh trùng trong đường tiêu hóa.
Bạn đang xem: Tiêu chảy khi mang thai – bà bầu không nên coi thường
Ngoài ra, tiêu chảy khi mang thai còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, bao gồm:
- Ngộ độc thực phẩm: Các thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh, hoặc chứa phụ gia cấm có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của phụ nữ có thai. Ngoài tiêu chảy, mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, đầy hơi và chán ăn.
- Thay đổi thói quen ăn uống quá nhanh khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi, làm rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy một thời gian ngắn. Tình trạng này thường chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Phản ứng với một số loại thực phẩm như sữa tươi, đồ ăn nhiều đạm… Nếu tiêu thụ những thực phẩm này thì chúng cũng không tiêu hóa được và gây ra tiêu chảy để tống chúng ra khỏi cơ thể.
- Các bệnh lý về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, Celiac, viêm loét đại trực tràng,… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai.
- Tác dụng phụ của một số thuốc và các viên uống vitamin tổng hợp làm cơ thể bị quá tải dẫn đến tiêu chảy.
Và một nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tiêu chảy khi mang thai đó là do có sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ. Nếu hormone này khiến hệ thống tiêu hóa làm việc nhanh hơn thì có nguy cơ gây nên bệnh tiêu chảy.
Tiêu chảy khi mang thai có mấy cấp độ?
Tình trạng tiêu chảy khi mang thai có thể chỉ xuất hiện trong vòng 1 – 2 ngày, cũng có thể kéo dài cả tháng. Các chuyên gia y tế cho biết, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe của thai phụ mà các mức độ của tiêu chảy cũng khác nhau:
- Tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm có thể kéo dài cả tuần nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng này làm mẹ mất nước, cơ thể trông mệt mỏi và xanh xao. Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm cũng gây nôn mửa và mồ hôi trộm.
- Tiêu chảy do thực phẩm: chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày cho tới khi tống hết các thức ăn khó tiêu hóa ra ngoài.
- Tiêu chảy do thay đổi hormone thường không kéo dài lâu. Tình trạng tiêu chảy hi mang thai do mất cân bằng nội tiết thường xuất hiện rải rác ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, có khả năng tăng lên trong tháng cuối.
- Tiêu chảy do vi khuẩn, virus thường kéo dài lâu, triệu chứng nặng, mất nước nhiều. Tình trạng này sẽ không tự biến mất mà phải can thiệp bằng các biện pháp y tế.
Ở tình trạng bệnh tiêu chảy khi mang thai nhẹ, mẹ có thể chỉ cần bổ sung đủ nước, điện giải, ăn uống sạch sẽ, đảm bảo ăn chín uống sôi.
Còn với trường hợp tiêu chảy khi mang thai diễn biến nặng hơn, nếu không được xử lý kịp thời, mẹ sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất nước, thậm chí đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Do đó, mẹ tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng này.
Hậu quả của tiêu chảy khi mang thai
Tùy thuộc và nguyên nhân cũng như cách điều trị, tình trạng tiêu chảy khi mang thai sẽ có ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi mẹ bầu.
- Gây mệt mỏi do mất nước quá nhiều: Ở những mẹ bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc virus, tình trạng đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài cả ngày, lúc nào cũng buồn vệ sinh và không thể ngăn được. Đặc biệt, nếu mẹ bị nhiễm virus rota, tình trạng tiêu chảy còn có thể kèm theo nôn mửa, ra nhiều mồ hôi làm mất nước và suy kiệt cơ thể.
- Các cơn đau bụng do tiêu chảy có thể kích thích các cơn co, gò tử cung. Trong trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đén nguy cơ sảy thai, sinh non.
- Gây dị tật thai nhi: Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị tiêu chảy kéo dài có thể làm mất nước và mất chất dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân làm trẻ bị còi xương, thấp bé và dị tật do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy mà không được xử trí sớm, đến khi muộn phải đi cấp cứu, dùng thuốc kháng sinh điều trị có thể khiến mẹ bị sảy thai, tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi rất nguy hiểm.
Phương pháp điều trị tiêu chảy khi mang thai
Thực tế thì tình trạng tiêu chảy khi mang thai có thể tự hết do cơ thể làm quen được với thực phẩm lạ hoặc đã xử lý hết thức ăn có trọng dạ dày. Tuy nhiên với các trường hợp tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày không thuyên giảm, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn.
Tiêu chảy khi mang thai không thể coi thường, cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh. Với trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, các bác sĩ có thể cho bà bầu sử dụng oresol để bù nước và cân bằng điện giải. Ở những mẹ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn/ virus, sử dụng kháng sinh là việc làm cần thiết và cần phải có chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
Khi mẹ bị tiêu chảy, hãy lập tức bổ sung nước để hạn chế nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung nước bằng việc uống nước lọc hoặc một số loại nước tốt cho hệ tiêu hóa như trà gừng, nước mật ong, thêm tinh dầu bạc hà vào nước uống. Mẹ nên ngừng uống các loại nước ép hoặc đồ uống có sữa, đường vì nó có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
Mẹ bầu cần lưu ý gì để phòng bệnh tiêu chảy?
Một số lưu ý mẹ bầu cần nhớ gồm:
Các loại thực phẩm cần tránh
Khi bị tiêu chảy, mẹ đặc biệt cần lưu ý đến vấn đề ăn uống. Một số loại thực phẩm không chỉ không giúp bệnh thuyên giảm mà nó còn có khả năng khiến tình trạng tiêu chảy khi mang thai ngày càng nặng nề hơn.
Trong đó, có một số loại thực phẩm mẹ cần tránh nếu đang bị tiêu chảy khi mang thai:
- Đồ chiên, nhiều dầu
Các món chiên tuy ngon miệng nhưng lại không hề tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là khi mẹ bầu đang bị tiêu chảy thì tuyệt đối nên tránh xa những loại thực phẩm này.
Các món như khoai tây chiên, cà ri rất nhiều dầu và chất béo nên cần nhiều nước để có thể tiêu hóa hết. Trong khi đó, mẹ bầu lại đang bị mất nước do tiêu chảy nên không thể đáp ứng được nhu cầu này. Chúng sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Thịt đỏ
Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…) rất giàu đạm và một số thành phần dinh dưỡng khác nên chúng thường khó tiêu. Bên cạnh đó, việc ăn thịt đỏ chưa được nấu chín như các món phở tái, trâu nhúng giấm… sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
- Hải sản
Một số loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân vô cơ. Đây là chất mà bà bầu không thể tiêu hóa nên nếu ăn hải sản khi đang bị tiêu chảy thì tình trạng này có thể trầm trọng hơn.
Không chỉ với bà bầu bị tiêu chảy mà bất cứ bà bầu nào cũng nên hạn chế ăn hải sản vì thủy ngân có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Sữa tươi
Xem thêm : 28 ca khúc nhạc Việt và Nước ngoài dành cho Đám Cưới và thiệp cưới Online
Sữa tươi nếu không được bảo quản đúng cách có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Với mẹ bầu bị tiêu chảy, nếu uống nhiều sữa tươi sẽ không thật sự tốt dù nó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nước uống có ga
Uống nhiều nước là giải pháp chữa tiêu chảy nhưng bạn không nên uống nước có ga hoặc cà phê. Nguyên nhân là vì các loại nước này có tác dụng lợi tiểu nên có thể khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng cafein cũng gây ra nhiều vấn đề đối với hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
- Một số loại trái cây
Đu đủ là loại trái có khả năng gây co bóp tử cung. Nó cũng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa làm việc nhanh hơn nên mẹ bầu không được ăn khi đang bị tiêu chảy.
Dứa có chứa bromelain, loại enzyme có khả năng làm tăng nguy cơ sẩy thai và tiêu chảy nên mẹ cũng cần loại bỏ dứa ra khỏi thực đơn trong những ngày đang bị tiêu chảy.
Nhận thêm thông tin khi đăng ký TẠI ĐÂY
Không tự ý dùng thuốc điều trị tiêu chảy khi mang thai
Nếu bị tiêu chảy khi mang thai, mẹ không được tự ý mua thuốc về uống mà phải hỏi ý kiến bác sĩ. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ nắm bắt được tình hình bệnh và kê đơn thuốc phù hợp để giúp việc chữa trị đạt hiệu quả cao.
Nếu mẹ tự ý dùng thuốc có thể không chữa được bệnh mà còn gây hại cho thai nhi nên mẹ tuyệt đối cẩn trọng vấn đề này.
Đi khám tại cơ sở y tế uy tín
Nếu tình trạng tiêu chảy khi mang thai diễn biến ngày một nặng và không tự khỏi được, mẹ hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và kê đơn thuốc phù hợp cho mẹ để giúp chấm dứt tình trạng tiêu chảy trong thời gian ngắn nhất.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp