Bà bầu ăn bí đao được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Bà bầu ăn bí đao được không và ăn bao nhiêu thì đủ là câu hỏi khiến rất nhiều chị em băn khoăn. Hiểu được nỗi niềm đó, hôm nay chuyên mục Thai Kỳ của AVAKids sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc thông qua bài viết dưới đây.

1Thành phần dinh dưỡng của bí đao

Để trả lời cho câu hỏi: “Bà bầu ăn bí đao được không” trước hết các mẹ hãy cùng AVAKids tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng có trong bí đao. Bí đao là loại quả mang tính hàn, có vị ngọt và rất lành tính. Theo đông y, công dụng chính của bí đao là thanh nhiệt, giải độc giúp bổ phế và nhuận tràng.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA (United States Department of Agriculture) đã nghiên cứu và khẳng định rằng trong bí đao có rất nhiều vitamin A, B6, vitamin C, E, K, thiamin, niacin, folate và axit pantothenic,… Không chỉ vậy, bí đao còn rất giàu các khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như: magie, kali, đồng, mangan, canxi cho bà bầu, sắt,…

Bí đao chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu

2Bà bầu ăn được bí đao không?

Liệu bà bầu ăn được bí đao không? Bí đao được biết đến là loại quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, bí đao lại có tính hàn và rất thanh mát, mọng nước. Chính vì thế, đây sẽ là một thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất nên được thêm vào thực đơn cho bà bầu và bé.

3Lợi ích khi bà bầu ăn bí đao

Bí đao đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi

Bí đao mang lại rất nhiều lợi ích

Giảm tình trạng phù nề ở bà bầu

Trong bí đao có chứa thành phần khoáng chất là kali, rất tốt cho việc giảm phù nề ở bà bầu. Trong suốt thời gian thai kỳ, nhất là lúc tam cá nguyệt thứ ba, các mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng tay chân bị phù nề do tích nước trong tế bào.

Lúc này, các chuyên gia và bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, hạn chế ngồi lâu cũng như ăn thêm các thực phẩm giàu kali. Và bí đao là một lựa chọn để mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

Giúp điều hòa huyết áp

Thành phần khoáng chất kali có trong bí đao rất có lợi cho bà bầu: giúp cân bằng các chất điện giải đồng thời đào thải những lượng muối natri dư thừa trong cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, bí đao còn góp phần điều hòa huyết áp, từ đó giúp mẹ bầu hạn chế được nguy cơ bị sinh non, tiền sản giật, các tai biến sản khoa,…

Thanh nhiệt giải độc cho cơ thể

Vốn có tính hàn và thanh mát, bí đao chứa một hàm lượng nước rất lớn. Vì thế, khi sử dụng bí đao, mẹ có thể nấu canh, xào, nấu món hầm hoặc đem đi pha chế thành nước ép giải nhiệt. Sự thanh mát của bí đao sẽ giúp mẹ bầu thanh nhiệt, thải độc cơ thể đồng thời hạn chế tình trạng: “bốc hỏa” trong suốt thời gian thai kỳ.

Kích thích hệ tiêu hóa

Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và khẳng định rằng trong 100g bí đao có chứa tầm 3g chất xơ và chủ yếu là chất xơ hòa tan. Và thành phần chất xơ này chính là chất keo giúp bảo vệ niêm mạc ruột của bà bầu khỏi các vi khuẩn xấu.

Ngoài ra, bí đao còn đem cho các mẹ một số lợi ích nữa như: kích thích hệ tiêu hóa dễ dàng, nhũ tương hóa chất béo trong cơ thể và hạn chế chứng khó tiêu, đầy bụng trong suốt thời gian mang thai.

Giúp mẹ cải thiện được tình trạng chuột rút

Trong thời gian mang thai, hầu hết các bà bầu đều sẽ gặp phải hiện tượng cơ bị co rút, đau ở vùng bắp chân và chuột rút do tử cung chèn ép lên các mạch máu và một số dây thần kinh ở các chi dưới.

Vì vậy, lúc này mẹ bầu hãy tăng cường thêm bí đao vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để có thể nạp thêm các khoáng chất thiết yếu, nhằm duy trì sự vận động dẻo dai cũng như giảm các cơn đau cơ bắp, chuột rút.

Góp phần dưỡng da mịn màng

Có khoảng 16mg vitamin C được tìm thấy trong 100g bí đao. Lượng vitamin này sẽ trực tiếp tổng hợp collagen cùng các dưỡng chất khác, giúp da đàn hồi và giữ được độ ẩm nhất định. Vì vậy khi bà bầu ăn bí đao, thành phần vitamin này sẽ giúp mẹ bầu dưỡng da thật mịn màng, giảm thâm sạn, các vết rạn nứt ở chân tay.

Giúp mắt sáng và khỏe

Hầu hết trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng mỏi mắt, thấy mờ và bị giảm tầm nhìn. Nguyên nhân là do sự biến đổi hormone progesterone đã tác động trực tiếp tới thị lực của mẹ bầu.

Tuy hiện tượng này sẽ giảm bớt sau khi mẹ bầu sinh em bé, nhưng để bảo vệ và giúp đôi mắt khỏe mạnh, mẹ hãy thêm bí đao và các thực phẩm tương tư vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để bổ sung vitamin A, vitamin B2 cần thiết cho cơ thể mẹ nhé.

Ngoài ra, bà bầu ăn bí đao sẽ giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

4Lưu ý khi bà bầu ăn bí đao

Chắc hẳn khi đọc đến đây, các chị em đã có được đáp ăn cho câu hỏi: “Bà bầu ăn bí đao được không” bởi rất nhiều lợi ích mà nó đem lại. Dù đây là một loại quả hết sức lành tính tuy nhiên trong lúc chế biến, sử dụng mẹ bầu vẫn nên lưu ý một số điều sau:

  • Để tránh ngộ độc thực phẩm ở bà bầu, mẹ nên chế biến chín bí đao, không nên ăn sống
  • Trong một tuần, chỉ nên ăn từ 1- 2 bữa có bí đao và vẫn nên kết hợp với nhiều loại rau củ khác để được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nếu mẹ ép bí đao uống nước, tốt nhất chỉ nên uống 150ml mỗi lần
  • Đối với những mẹ bầu bị hay bị tụt huyết áp thì nên hạn chế ăn bí đao
  • Ngoài ra, nếu đang bị tiêu chảy, mẹ cũng không nên sử dụng các thực phẩm được chế biến từ bí đao, tránh làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn

5Món ngon từ bí đao thanh nhiệt cho mẹ bầu

Canh bí đao nấu tôm

  • 300g tôm tươi
  • 1 quả bí đao khoảng 300g
  • Một số gia vị cần thiết: nước mắm, hạt nêm, tiêu, dầu ăn
  • Hành tím, ngò rí

Cách chế biến:

  • Bước 1: Gọt vỏ bí đao, bỏ ruột, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn
  • Bước 2: Bóc vỏ tôm, bỏ đầu đuôi, rút chỉ đen rồi rửa sạch
  • Bước 3: Băm hoặc xay nhỏ tôm, sau đó ướp cùng gia vị hành tím, muối, tiêu, nước mắm cho ngấm đều
  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp cho nóng dầu sau đó cho tôm đã sơ chế vào, đảo đều
  • Bước 5: Cho khoảng 600ml nước vào rồi đun sôi, sau đó tiếp tục cho bí đao vào, nêm gia vị ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm. Mẹ hãy hớt phần bọt, cặn nổi lên trên cho nước canh trong hơn nhé
  • Bước 6: Đợi tới khi bí chín mềm thì tắt bếp, múc ra bát, thêm ít hành lá và ngò rí vào rồi thưởng thức

Canh bí đao nấu tôm hết sức thơm ngon và bổ dưỡng

Nước sâm bí đao

  • 1,5 kg bí đao đã già
  • 20g thục địa
  • 1 quả la hán
  • 10 cọng lá dứa
  • 4 đoạn mía lau dài khoảng 15cm
  • 1 quả la hán
  • 60g đường phèn
  • 4 lít nước lạnh

Cách chế biến:

  • Bước 1: Gọt vỏ bí đao, bỏ ruột, rửa sạch với nước muối loãng để khi nấu không bị chua rồi cắt thành từng khoanh tròn cỡ 1cm
  • Bước 2: Rửa sạch lá dứa, sau đó quấn thành từng cuộn dài và thắt lại. Mía lau rửa sạch, bổ đôi hoặc chẻ làm 3, 4 phần
  • Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế cùng ⅔ muỗng cà phê muối và 3 lít nước vào nồi nấu khoảng 2,5- 3 tiếng. Sau khi đun khoảng 2 giờ thì cho lá dứa vào nấu cùng, nêm lại một lần nữa cho hợp khẩu vị rồi tiếp tục nấu với lửa nhỏ
  • Bước 4: Cuối cùng, cho nốt phần đường phèn vào, khuấy tới khi đường tan thì tắt bếp
  • Bước 5: Lọc bỏ phần nguyên liệu đã nấu, lấy phần nước

Nước sâm bí đao giúp bà bầu thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Bí đao cuộn thịt

  • 1 trái bí đao
  • 100g thịt nạc
  • 200g tôm tươi
  • Hành lá, hành tím
  • Gia vị: nước mắm, bột ngọt, tiêu, muối

Cách chế biến:

  • Bước 1: Gọt vỏ bí đao, bỏ phần ruột rồi cắt thành từng miếng mỏng dài khoảng 10cm, sau đó ngâm với nước muối pha loãng một lát cho bí mềm
  • Bước 2: Sơ chế tôm rồi rửa sạch. Lần lượt băm nhỏ tôm và thịt nạc, kế tiếp đem trộn hai nguyên liệu với nhau, ướp cùng hành tím băm nhuyễn và một xíu gia vị cho ngấm
  • Bước 3: Trải miếng bí đao cắt mỏng lên thớt, sau đó lấy một lượng thịt vừa đủ làm nhân cho miếng bí rồi cuộn lại. Mẹ có thể dùng hành lá buộc hoặc tăm ghim để cố định lại cuộn bí
  • Bước 4: Đun nước sôi, nêm thêm ½ muỗng canh muối rồi cho các cuộn bí đao vào một cách nhẹ nhàng. Mẹ nên lưu ý không nên luộc quá lâu bởi như thế bí sẽ chuyển sang màu vàng không đẹp mắt
  • Bước 5: Bí chín thì gắp ra đĩa, bỏ tăm ghim, để nguội một tí rồi thưởng thức

Món bí đao cuộn thịt vừa lạ miệng vừa hấp dẫn

Canh bí đao nấu nấm

  • 500g bí đao
  • 100g nấm kim châm
  • 20g tép
  • 15g dầu mè
  • Một số gia vị
  • Hành lá

Cách chế biến:

  • Bước 1: Bí đao sau khi gọt vỏ và bỏ ruột thì rửa sạch rồi thái từng miếng vừa ăn
  • Bước 2: Đem tép đi rửa sạch, nấm kim châm cắt bỏ phần rễ
  • Bước 3: Đun nước sôi rồi thả bí đao vào. Đợi 2- 3 phút thì cho phần tép vào đun với lửa nhỏ. Tiếp tục nấu cho tới khi bí đao mềm thì cho nốt nấm kim châm vào nấu cùng
  • Bước 4: Đợi canh chín thì múc ra tô, thêm ít hành lá và thưởng thức

Canh bí đao nấu nấm

6Đôi lời AVAKids

Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề mà mẹ bầu cần chú ý nhất. Qua bài viết này AVAKids hy vọng đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi “bà bầu ăn bí đao được không và ăn bao nhiêu là đủ”, từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho thực đơn ăn uống của mình. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Tổng hợp bởi Quỳnh Chi

Kiểm duyệt bởi Anh Thư