Bầu ăn rau răm được không? Có gây sảy thai hay không?

Sở hữu hương vị thơm ngon, đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì vậy rau răm được xem là món ăn được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn rau răm được không lại là vấn đề không phải ai cũng biết. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

I. Giá trị của rau răm với sức khỏe

Rau răm còn có tên gọi khác như cây thủy liễu, Daun Laksa, Daun Kesum.

Theo Đông y, rau răm có tính ấm, có tinh dầu, ngoài việc sử dụng để chế biến các món ăn, rau răm còn có nhiều tác dụng chữa bệnh khi kết hợp với các thảo dược khác như gừng, kinh giới, tía tô…

bầu ăn rau răm được không

Ăn rau răm đúng cách giúp chữa bệnh cảm cúm, chướng bụng, đầy hơi…

Theo nghiên cứu hiện đại, trong 100g rau răm có chứa thành phần dinh dưỡng như: Đạm, Tinh bột, Canxi, Sắt, Nước, Chất xơ, Phốt pho, Vitamin C,…

Các lợi ích của rau răm với sức khỏe khi ăn đúng cách gồm:

– Chữa bệnh cảm cúm.

– Chữa đầy hơi, chướng bụng, tiêu hóa kém.

– Chữa đau bụng, tiêu chảy do nhiễm lạnh.

– Chữa say nắng.

– Cải thiện tình trạng kém ăn.

– Chữa trị vết thương do rắn cắn.

– Trị bệnh nước ăn chân.

– Trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da.

– Tốt cho thị lực, giúp mắt sáng hơn.

– Thải độc, làm sạch gan.

II. Bà bầu ăn rau răm được không?

Rau răm là một loại rau gia vị được dùng ăn kèm với một số món ăn như lươn, cháo, thủy hải sản, trứng vịt lộn… vừa giúp món ăn trở nên thơm ngon, vừa tạo sự cân bằng tính ấm nóng và tính lạnh cho các món ăn.

Vậy phụ nữ mang thai ăn rau răm được không? Câu trả lời cho vấn đề này là KHÔNG NÊN.

có bầu ăn rau răm được không

Bầu có nên ăn rau răm không?

Rất nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, phụ nữ đang có bầu không nên ăn rau răm, nhất là loại rau răm thân tía vì không tốt cho sức khỏe sinh sản.

Tìm hiểu thêm: Bầu ăn lá giang được không

III. Lý do không nên ăn rau răm khi có thai

Có 2 lý do chính khiến mẹ bầu không nên ăn rau răm trong thời điểm thai kỳ bao gồm:

1. Ăn rau răm dễ gây sảy thai

Trong thời gian mang thai, thai phụ không nên ăn rau răm, vì các chất có trong loại rau này có thể kích thích thành tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh làm tăng khả năng sảy thai.

Đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa phát triển ổn định.

Theo tìm hiểu, từ xa xưa, lợi dụng đặc tính làm nóng của rau răm nên không ít phụ nữ sử dụng rau này để phá thai bằng uống nước rau răm.

Tuy nhiên, phương pháp này chưa được kiểm chứng.

2. Ăn nhiều rau răm có nguy cơ băng huyết

Theo các tài liệu Đông Y, rau răm có tính ấm và có tác dụng hoạt huyết, nếu ăn rau răm thường xuyên sẽ gây mất máu, ảnh hưởng tới kinh nguyệt.

bầu ăn rau răm

Nguy hiểm hơn, phụ nữ có thai ăn rau răm còn có thể gây thiếu máu, băng huyết.

IV. Một số loại rau khác cần tránh khi có bầu

Bên cạnh thắc mắc bầu ăn rau răm được không? Các mẹ cũng cần tránh ăn 1 số loại rau khác trong thai kỳ như:

1. Ngải cứu

Ngải cứu giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là folate – dưỡng chất quan trọng trong phát triển dây thần kinh não và phòng tránh dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Tuy nhiên, hợp chất Thujone của loại rau này lại làm kích thích co bóp tử cung gây sinh non, sảy thai ở bà bầu.

Do đó, các thai phụ không nên ăn rau ngải cứu trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu.

2. Rau ngót

Rau ngót dồi dào vitamin và khoáng như B1, B6, magie, canxi, kali, phốt pho…rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn loại rau này trong thai kỳ vì có thể gây co bóp tử cung.

bà bầu ăn rau răm

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai tốt nhất không nên ăn rau ngót. Các mẹ bầu từ 3 tháng giữa có sức khoẻ bình thường có thể ăn với số lượng ít.

3. Mướp đắng

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn mướp đắng, từ tháng thứ 4 có thể ăn nhưng cần hạn chế và ăn số lượng ít.

Lý do là vì mướp đắng có thể gây ra cơn co thắt tử cung dẫn đến sảy thai; ăn nhiều mướp đắng còn gây hại cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu như: đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu…

4. Rau sam

Sở dĩ thai phụ không nên ăn rau sam vì loại rau này có chứa hàm lượng axit oxalic cao.

ăn bao nhiều rau răm thì sảy thai

Axit oxalic có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi – khoáng chất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của thai nhi, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Nguy hiểm hơn, một số nghiên cứu phát hiện, rau sam có đặc tính kích thích tử cung, gây ra các cơn co thắt dẫn đến sảy thai, chuyển dạ và sinh non.

V. Một số dưỡng chất cần bổ sung khi mang bầu

Sắt, canxi và vitamin D là những dưỡng chất ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, tạo nguồn sữa mẹ cũng như sự phát triển của trẻ về sau. Do đó, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ.

1. Canxi

Canxi là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển khung xương của thai nhi. Nhu cầu canxi trong thai kỳ tăng cao so với bình thường, từ 800mg- 1500mg/ngày.

Mẹ bầu không cung cấp đủ canxi dẫn đến tình trạng rút canxi từ xương của mẹ để điều hoà canxi máu, lâu ngày gây thiếu canxi khiến mẹ dễ bị đau nhức xương, chuột rút; trẻ sinh ra có thể bị còi xương.

Các thực phẩm giàu canxi mẹ bầu nên tăng cường ăn hàng ngày có: sữa và các chế phẩm từ sữa, cua, trứng, tôm, cá…

bầu lỡ ăn rau răm

Ngoài cung cấp canxi qua ăn uống, các mẹ có thể sử dụng viên uống bổ sung canxi dành cho bà bầu như canxi hữu cơ Úc NextG Cal.

2. Sắt

Theo khuyến cáo, nhu cầu sắt của bà bầu là 30 – 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt quá trình mang thai. Mẹ bầu bị thiếu sắt gây ảnh tới cả mẹ và bé:

– Đối với bé: Bé nhẹ cân, thiếu máu sau sinh, giảm phát triển trí tuệ…

– Đối với mẹ: Gây thiếu máu hồng cầu nhỏ ở mẹ, nguy cơ thai chết lưu, sảy thai, tai biến sản khoa (băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn sau sinh…)

Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, nghêu, ngũ cốc, sò, ốc, hến, gan, tiết; các loại rau đay, rau chân vịt, bông cải…

Mẹ bầu nên chú ý bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp đủ sắt cho cơ thể.

3. Vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho quá trình hấp thu canxi và phospho. Theo khuyến nghị, nhu cầu vitamin D cho bà bầu là 800IU/ ngày.

Thiếu vitamin D gây giảm hấp thu canxi và phospho, trẻ có thể bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ.

Các thai phụ có thể tăng cường lượng vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng, ăn các thực phẩm giàu vitamin D như bơ, cá, trứng, sữa.

bầu ăn rau răm có sao k

Bà bầu cần bổ sung canxi, sắt và vitamin D đầy đủ để có thai kỳ khỏe mạnh

Với những thông tin cung cấp ở trên, chắc hẳn các mẹ đã biết bà bầu ăn rau răm được không và lý do tại sao không nên ăn để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Đừng quên bổ sung các dưỡng chất quan trọng và cần thiết trong thai kỳ như canxi, sắt, vitamin D để thai nhi phát triển toàn diện mẹ nhé!