Bạn có thể dễ dàng rửa mặt bằng nước muối sinh lý hằng ngày. Dung dịch đặc biệt này sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn trên da trong thời gian nhất định. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý là phương pháp vệ sinh da mặt đơn giản và tiết kiệm. Nó không chỉ an toàn, ít gây kích ứng mà còn phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu đúng về nước muối sinh lý? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết các thông tin hữu ích nhé.
Nước muối sinh lý là gì?
Nước muối sinh lý là dung dịch muối natri clorid 0,9%. Điều này có nghĩa cứ 1 lít nước lại ứng với 9g muối tinh khiết. Qua quá trình xử lý, ta thu được dung dịch vô trùng, không chứa chất bảo quản hay chất kháng khuẩn. Thêm vào đó, dung dịch còn có áp suất thẩm thấu tương đương với dung dịch trong cơ thể nên còn được biết tới là dung dịch đẳng trương.
Bạn đang xem: Rửa mặt bằng nước muối sinh lý như thế nào để không hại da?
So với nước muối thông thường, nước muối sinh lý được xử lý qua nhiều bước hơn. Trong đó, nước và muối dùng để điều chế phải tinh khiết và quá trình điều chế phải đảm bảo vệ sinh. Nhờ vậy, sử dụng nước muối sinh lý trên da ít gây kích ứng hơn và rất an toàn.
Nước muối sinh lý là dung dịch muối natri clorid 0,9% – Ảnh: Shutterstock
3 công dụng của nước muối sinh lý
Không phải tự nhiên mà nhiều cô gái tin dùng nước muối sinh lý đến vậy. Như đã đề cập, ngoài việc nhẹ dịu với mọi loại da, rửa mặt bằng nước muối sinh lý còn tiết kiệm và mang lại nhiều lợi ích khác cho việc chăm sóc da:
1. Kháng khuẩn, giảm viên
Trong sách “The Healthy Skin Diet” của tác giả Karen Fischer – Chuyên gia Dinh dưỡng và Chăm sóc da nổi tiếng, bạn nên rửa mặt với nước muối khi bị mụn bởi muối có đặc tính kháng khuẩn và kiềm dầu rất hiệu quả. Nhờ đó nước muối sinh lý giúp giảm tình trạng viêm da hiệu quả. Mụn viêm trên da sẽ được kiểm soát để không thể lây lan và phát triển.
2. Giảm nhờn, kiềm dầu
Cụ thể, sử dụng nước muối sinh lý như một dạng toner sẽ giúp lỗ chân lông mềm hơn. Nước muối sẽ hút bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết nằm sâu trong da. Dần dần da sẽ kiểm soát lượng dầu thừa tốt hơn, cho da thêm khô ráo, bóng khỏe và quan trọng hơn là ngăn ngừa mụn và lỗ chân lông to.
3. Tẩy trang
Ngoài ra, nước muối sinh lý còn được dùng như loại nước tẩy trang. Với một lượng vừa đủ, nước muối sinh lý sẽ giúp rửa sạch các hạt mỹ phẩm li ti đọng trên da. Từ đó, giúp thông thoáng lỗ chân lông, kiểm soát việc tiết bã nhờn tốt hơn.
Xem thêm : Không đăng ký tạm trú bị phạt thế nào?
Nước muối mang đến nhiều công dụng tốt cho làn da thêm sạch mụn, săn chắc – Ảnh: Shutterstock
5 bước rửa mặt an toàn với nước muối sinh lý
Dưới đây là các bước rửa mặt đúng cách bằng nước muối sinh lý bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Rửa mặt bằng nước mát, vừa rửa vừa massage nhẹ nhàng. Lưu ý massage bằng ngón áp út và ngược chiều kim đồng hồ để da mặt được thư giãn.
- Bước 2: Thấm khô nước trên mặt bằng khăn bông mềm. Việc này giúp nước muối sinh lý không bị loãng thêm khi tiếp xúc với da.
- Bước 3: Thấm nước muối sinh lý vào bông tẩy trang hoặc bông gòn. Thoa nhẹ nhàng lên mặt và cả vùng cổ, đặc biệt thoa kỹ ở những vùng da bị mụn. Không dùng nước muối sinh lý cho vùng da có vết thương hở dễ gây xót và khiến vết tình trạng thương nặng hơn.
- Bước 4: Thay một miếng bông tẩy trang khác và thực hiện giống bước 3.
- Bước 5: Rửa lại mặt bằng nước sạch. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm và vỗ nhẹ để dưỡng chất thấm đều trên da.
Lưu ý khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Bên cạnh thực hiện đúng như các hướng dẫn trên, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý dưới khi rửa mặt bằng nước muối để đảm bảo an toàn cho da. Đồng thời, làn da nhờ thế sẽ mịn màng, tươi trẻ và săn chắc hơn.
1. Không nên tự pha nước muối rửa mặt
Một số bạn gái tự pha nước muối tại nhà để rửa mặt. Tuy nhiên, cách làm này ẩn chứa nhiều tác hại. Thứ nhất, tỷ lệ pha có thể bị sai lệch. TIếp theo là khâu vệ sinh, tiệt trùng không được đảm bảo tuyệt đối như nước muối sinh lý. Với 2 lý do này, nước muối tự pha có nguy cơ cao hơn khiến da chịu kích ứng cũng như làm tình trạng mụn thêm trầm trọng.
Không nên rửa mặt bằng nước muối tự pha để hạn chế gây kích ứng cho da – Ảnh: Shutterstock
2. Sử dụng với tần suất vừa phải
Chỉ nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý nhiều nhất 2 lần mỗi ngày. Rửa mặt với tần suất nhiều hơn sẽ dễ đẩy da rơi vào tình trạng mất nước, trở nên khô sạm.
3. Chống nắng cho da
Mặc dù nước muối có công dụng hỗ trợ giảm ngưỡng kích thích ban đỏ do tia UVB, song rửa mặt bằng nước muối sinh lý không thể thay thế cho kem chống nắng chuyên dụng. Chưa kể muối còn có nguy cơ khiến da dễ “ăn nắng” hơn (theo thông tin từ PubMed – Cơ sở dữ liệu về chủ đề khoa học và y sinh học – Hoa Kỳ).
Vì vậy, để làn da luôn được chăm sóc tốt nhất, bạn vẫn nên dùng kem chống nắng hằng ngày, ngay cả khi chỉ ở trong bóng râm. Với khả năng hình thành hàng rào bảo vệ cho bề mặt da, các sản phẩm chống nắng sẽ chống lại phản xạ của các tia UV tấn công lên da. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để làn da được bảo vệ một cách hiệu quả.
Xem thêm : Chọn ngày giờ tốt thỉnh Thần Tài Ông Địa giúp tài lộc dồi dào
Với 50+ sản phẩm chống nắng, Beauty Box mang đến cho bạn nhiều lựa chọn tốt nhất với chất lượng chính hãng và mức giá ưu đãi
Không chỉ mang tính sát khuẩn, nước muối sinh lý là dung dịch y tế mà bạn có thể áp dụng vào việc vệ sinh da hằng ngày để hỗ trợ điều trị mụn và kiềm dầu. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn cần kết hợp phương pháp chăm sóc da cần thiết để có kết quả nhanh chóng. Đặc biệt, nước muối sinh lý không thể thay thế hoàn toàn sữa rửa mặt. Theo Beauty Box, bạn nên dùng khi da gặp mụn hay bị mẩn đỏ thay vì dùng mỗi ngày.
Xem thêm
Những điều cần biết trước khi mua máy rửa mặt
Rửa mặt bằng nước vo gạo: Cách làm và lưu ý
Thắc mắc thường gặp về làn da nhạy cảm
Nguồn tham khảo:
Is Normal Saline Solution good for acne-prone skin? – https://www.anblab.com/2019/09/is-normal-saline-solution-good-for-acne-en/
How to Wash Your Face With Saltwater – https://www.leaf.tv/wash-face-saltwater-7558.html
Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không? – https://hellobacsi.com/da-lieu/cham-soc-da/rua-mat-bang-nuoc-muoi-sinh-ly-co-tot-khong/
How saltwater helps in protecting skin from UVB – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10089826/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp