Bầu ăn kỷ tử được không? Tốt cho mẹ và bé thế nào?

Kỷ tử giàu vitamin và chất khoáng cần thiết cho thai kỳ nhưng bà bầu ăn kỷ tử được không? Để trả lời câu hỏi này, các mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây của Nextgcal.vn để có được câu trả lời chính các nhất từ các chuyên gia.

I. Giá trị dinh dưỡng của kỷ tử

Kỷ tử còn được gọi là câu kỷ tử, kỷ tử táo đỏ hay kỷ tử đỏ.

Loại thảo dược này có tên khoa học là Lycium Barbarum L và có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ở Việt Nam, kỷ tử có nhiều ở Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái…

Quả kỷ tử khá giống quả trứng, khi chín thường có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Thành phần dinh dưỡng có trong kỷ tử gồm:

bầu ăn kỷ tử được không

Thành phần dinh dưỡng của kỷ tử

– Đường, đạm, béo.

– Chất xơ.

– Vitamin: Vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B2, B6.

– Chất khoáng: sắt, kẽm, canxi, magiê,…

– Các hoạt chất chống oxy hóa: Zeaxanthin, flavonoids, phenolics…

Kỷ tử tính bình, vị ngọt, thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y tác dụng trừ phong, cường gân cốt, bổ thận, sinh tinh.

Các nghiên cứu hiện đại gần đây đã đề cập đến nhiều công dụng của kỷ tử như: Kháng viêm, kháng u, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, tăng cường tạo máu, chống bức xạ, làm chậm quá trình lão hóa…

Vậy bà bầu ăn kỷ tử được không? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!

II. Bầu ăn kỷ tử được không?

Về thắc mắc bầu có ăn được kỷ tử không, theo các chuyên gia sức khỏe, bà bầu có sức khỏe bình thường có thể ăn quả kỷ tử trong thai kỳ với mức độ vừa phải.

Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, thành phần vitamin, chất khoáng và hoạt chất chống oxy dồi dài trong quả kỷ tử còn hỗ trợ thai nhi phát triển tối ưu.

bầu 3 tháng đầu ăn kỷ tử được không

Tuy nhiên, khi sử dụng kỷ tử, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý không nên lạm dụng quá mức để tránh gây hại cho thai kỳ.

Nên kiểm soát lượng kỷ tử tiêu thụ ở mức hợp lý để mang lại những tác dụng hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến nghị một số trường hợp mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng kỷ tử gồm:

– Mẹ bầu bị mắc bệnh huyết áp cao.

– Bà bầu bị tiền sản giật.

– Thai phụ mắc bệnh tiểu đường.

– Phụ nữ mang thai đang sử dụng thuốc chống đông máu.

Cùng đến với phần nội dung tiếp theo để tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng của kỷ tử với thai kỳ.

Tìm hiểu ngay: Bầu uống hạt chia được không?

III. Công dụng của kỷ tử khi mang thai

Những tác dụng không thể bỏ qua của kỷ tử với bà bầu gồm:

1. Giúp ổn định đường huyết

Sử dụng quả kỷ tử có khả năng kiểm soát lượng đường ở trong máu, cân bằng glucose và insulin đồng thời tăng cường cholesterol tốt.

bà bầu ăn kỷ tử được không

Mẹ bầu ăn kỷ tử vừa tốt cho sức khỏe của mẹ vừa hỗ trợ thai nhi phát triển.

Từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ ở thai phụ.

2. Hỗ trợ mẹ bầu giảm thiểu táo bón

Chất xơ trong kỷ tử có công dụng nhuận tràng, làm mềm phân, giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng và đều đặn.

Từ đó hỗ trợ cải thiện và giảm nguy cơ mẹ bầu bị táo bón thai kỳ.

3. Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, kỷ tử còn chứa các hoạt chất chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi sự phá hủy tế bào.

bầu có ăn được kỷ tử không

4. Giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn

Một tác dụng khác của kỷ tử là cung cấp sắt cho cơ thể, giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi và căng thẳng, stress nên giúp mẹ có giấc ngủ ngon hơn.

Bên cạnh đó, kỷ tử còn cung cấp năng lượng cho mẹ bầu hoạt động cả ngày dài.

5. Bảo vệ lá gan mẹ bầu

Chất Betaine hydrochloride tìm thấy trong kỷ tử có khả năng là tăng lượng phospholipid trong huyết thanh và gan.

Điều này giúp bảo vệ gan trước các tác nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

kỷ tử có tốt cho bà bầu không

Mặt khác, kỷ tử còn hỗ trợ thải độc tố trong cơ thể ra ngoài, loại bỏ các kim loại nặng ở thận nên loại quả này cũng rất tốt cho thận.

6. Giảm thiểu lượng Cholesterol

Các thành phần trong kỷ tử như caroten, Vitamin B1, B6, C có công dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và loại bỏ mỡ thừa.

Từ đó làm giảm lượng Cholesterol máu hiệu quả trong suốt thời kỳ mang thai.

7. Tăng cường Hemoglobin

Kỷ tử rất giàu chất sắt nên khi mẹ bầu sử dụng sẽ giúp cơ thể sản xuất hemoglobin.

bầu ăn táo đỏ kỷ tử được không

Cơ thể có đủ Hemoglobin giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi do thiếu sắt ở mẹ bầu.

8. Giảm ốm nghén

Sử dụng kỷ tử còn giúp giảm cảm giác buồn nôn, ói mửa, khó chịu và mệt mỏi do ốm nghén.

Vì vậy, các mẹ bầu bị ốm nghén đừng bỏ qua kỷ tử nhé!

IV. Hướng dẫn bà bầu ăn kỷ tử đúng cách

Để sử dụng kỷ tử an toàn và mang lại hiệu quả tối đa cho sức khỏe thai kỳ, các mẹ cần tham khảo cách dùng kỷ tử dưới đây:

1. Lượng kỷ tử nên dùng

Lượng kỷ tử bà bầu nên dùng trong 1 ngày chỉ nên dao động trong khoảng 10-20g.

Không nên dùng quá 20g kỷ tử mỗi ngày vì có thể gây phản tác dụng.

2. Tần suất sử dụng

Không nên sử dụng kỷ tử hàng ngày, mỗi tuần mẹ bầu có thể dùng 2-3 lần để tác dụng của thảo dược này được phát huy tối đa.

bà bầu có ăn được hạt kỷ tử không

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm các dưỡng chất khác để đảm bảo sức khỏe cả của mẹ và thai nhi

3. Thời điểm uống

Mẹ bầu có thể ăn kỷ tử vào bất kỳ thời gian nào trong ngày nhưng cơ 2 thời điểm tốt nhất để dùng thảo dược này mẹ có thể tham khảo là:

– Sau khi ngủ dậy: Dùng kỷ tử vào thời điểm này giúp bổ sung và phục hồi năng lượng, thanh lọc cơ thể, hạ huyết áp, tinh thần tập trung và tỉnh táo hơn.

– Sau khi ăn thức ăn có chứa dầu mỡ: Sử dụng kỷ tử táo đỏ có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm lượng thức ăn ứ đọng trong dạ dày.

IV. Cách chế biến kỷ tử cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể pha trà kỷ tử hoặc chế biến thành các món ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho thai kỳ. Dưới đây là một số món ăn mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng:

1. Trà kỷ tử

Bạn có thể pha riêng kỷ tử hoặc kết hợp thêm với hạt chia, hoa cúc, mật ong hoặc táo đỏ để thay đổi khẩu vị.

có thai ăn kỷ tử được không

Mẹ bầu có thể uống trà kỷ tử

– Trà kỷ tử nguyên chất: Cho 15g kỷ tử vào nước sôi và hãm trong khoảng 5 phút. Nên uống khi trà còn ấm.

– Trà kỷ tử hoa cúc: Cho 10g kỷ tử và 3 bông hoa cúc vào hãm với nước ôi trong khoảng 5 -7 phút.

– Trà kỷ tử táo đỏ: Cho 10g kỷ tử và 5 quả táo đỏ (nên thái thành các lát mỏng) vào đun với 300ml nước sôi trong khoảng vài phút. Có thể cho thêm chút mật ong hoặc đường khi uống để tăng hương vị.

– Trà kỷ tử hạt chia: Cho 10g kỷ tử và 1/2 thìa hạt chia vào hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút.

2. Món ăn từ kỷ tử

Dưới đây là các món ăn từ kỷ tử bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe thai kỳ mẹ bầu có thể tham khảo:

2.1. Kỷ tử và mộc nhĩ trắng

– Chuẩn bị 25g kỷ tử, 100g đường phèn, 20g mộc nhĩ trắng, 2 quả trứng gà.

– Cách chế biến:

+ Mộc nhĩ cho ngâm trong nước đến khi nở hết khi mẹ đập nhuyễn;

+ Trứng gà đánh tan rồi trộn với đường phèn.

– Cách nấu:

+ Đun sôi nước rồi đổ trứng gà vào, tiếp đó thêm cả kỷ tử và mộc nhĩ trắng rồi hấp cho đến khi chín là được.

2.2. Kỷ tử hấp trứng

Mẹ cần chuẩn bị 15g kỷ tử khô và 2 quả trứng gà rồi làm theo hướng dẫn sau:

+ Đập trứng gà ra bát rồi đánh tan cùng chút dầu ăn.

+ Kỷ tử khô ngâm nước sôi cho nở sau đó đổ trứng vào khay hấp.

+ Hấp trứng khoảng 10 phút thì tiếp tục cho kỷ tử vào hấp thêm khoảng 5 phút.

2.3. Canh kỷ tử trứng gà

– Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 2 thìa súp kỷ tử khô, 2 quả trứng gà, 200g thịt thăn lợn và vài nhánh lá kỷ tử.

có bầu ăn kỷ tử được không

– Chế biến:

+ Cho kỷ tử vào ngâm để nở ra; thịt lợn thái miếng hoặc băm nhỏ; lá kỷ tử rửa sạch.

– Cách nấu:

+ Đun sôi khoảng 2 tô nước rồi cho thịt lợn vào, thêm chút gia vị và tiêu.

+ Tiếp đó đập 2 quả trứng vào nồi nhưng không khuấy để lòng đỏ không bị vỡ ra.

+ Khi thịt chín thì cho tử kỷ vào đun khoảng 3-5 phút thì tắt bếp.

2.4. Kỳ tử hầm gà và hạt sen

– Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 600g đùi gà, 50g kỷ tử, 100g hạt sen, 100g táo đỏ, 20g nấm hương khô, 1/2 củ cà rốt, 10g rau mùi.

bà bầu có ăn được kỷ tử

Canh gà hầm kỷ tử bổ dưỡng cho thai kỳ

– Các nguyên liệu sau khi làm sạch bạn cho vào nồi hầm với 1,5 lít nước trong khoảng 20 phút.

– Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

V. Có bầu ăn kỷ tử cần lưu ý gì?

Ngoài cách ăn và cách chế biến kỷ tử ở trên, khi ăn kỷ tử trong thai kỳ, các mẹ cũng cần chú ý thêm một số vấn đề sau:

1. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Tốt nhất trước khi sử dụng kỷ tử mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn, đặc biệt là nếu đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, huyết áp cao, thuốc chống đông máu.

bà bầu có nên ăn kỷ tử

Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng kỷ tử

2. Không lạm dụng

Mẹ bầu tuyệt đối không được lạm dụng dùng quá nhiều kỷ tử. Vì kỳ tử có lượng selen cao, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi.

Không chỉ vậy, chất betaine trong quả kỷ tử có thể khiến mẹ bầu bị co thắt tử cung làm sảy thai.

3. Tương tác với thuốc

Kỷ tử khi sử dụng có thể xảy ra tương tác với một số thuốc như thuốc làm loãng máu…

bầu có ăn được kỷ tử

Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng kỷ tử nếu đang dùng thuốc điều trị.

4. Gây dị ứng

Người bị dị ứng phấn hoa, các loại hạt hoặc có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi sử dụng kỷ tử.

Tốt nhất bạn nên thử 1 ít trước khi có ý định sử dụng lâu dài

5. Người không nên dùng kỷ tử

Người đang bị sốt, có triệu chứng viêm nhiễm; người cơ địa ôn hàn; người uống thuốc điều trị các bệnh lý (tiểu đường, huyết áp hoặc máu chống đông); người bị tiểu đường; người bị cường dương.

mang thai có ăn được kỷ tử không

6. Mua kỷ tử ở nơi uy tín

Nên tìm mua kỷ tử có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng ở các cửa hàng thuốc đông y uy tín và được kê đơn bởi bác sĩ y học cổ truyền.

7. Cẩn trọng với kỷ tử giả

Kỷ tử giả hình cầu, da có vàng nâu hoặc nâu tối; vỏ hơi cứng, có thể nhìn thấy hạt bên trong; vị chia, hạt nhiều và to.

Kỷ tử thật thường có hình bầu dục, hai đầu nhỏ và hơi dẹt; vỏ hơi bóng, có nhiều nếp nhăn, màu đỏ tươi hoặc đỏ đậm; hạt tròn hình thận và có vị ngọt.

Mang thai có thể ăn kỷ tử được không

Bài viết trên ngoài giải đáp thắc mắc có bầu ăn kỷ tử được không còn cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích khác giúp mẹ bầu yên tâm và biết cách sử dụng kỷ tử đúng.

Tốt nhất để đảm bảo an toàn, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ bác sĩ trước khi sử dụng kỷ tử trong thai kỳ!