Khi mang thai, thai phụ thường hay đói và ăn khuya. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu ăn khuya có tốt không và những lưu ý khi ăn khuya cho bà bầu nhé!
Hầu hết mọi người đều biết rằng ăn khuya là một thói quen không tốt cho sức khỏe của mọi người nói chung và bà bầu nói riêng. Thế nhưng, thai phụ thường không tránh được tình trạng thèm ăn về đêm rồi từ đó hình thành một thói quen ăn khuya.
Điều này hết sức phổ biến với các mẹ bầu khi trong giai đoạn thai kỳ bởi việc thay đổi khẩu vị và thói quen ăn uống. Vậy hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu câu trả lời cho việc bà bầu ăn khuya có tốt không và những lưu ý khi bà bầu đói vào buổi tối nhé!
Bạn đang xem: Bà bầu ăn khuya có tốt không? Những lưu ý khi bà bầu đói vào buổi tối
1 Vì sao mẹ bầu thường cảm thấy đói khi mang thai?
Theo Bác sĩ Lê Văn Thuận khoa Sản – Phụ khoa – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC, sau khi thai phụ qua được những cơn ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ, ở những giai đoạn thai kỳ sau, mẹ bầu sẽ thường có cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Có một nghịch lý là, dù thai phụ có ăn bao nhiêu hay ăn thường xuyên cỡ nào đi nữa thì thai phụ vẫn cảm thấy đói vào ban đêm, thậm chí gây gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu. Dưới đây là một lý do để giải thích điều này:
- Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao hơn bởi em bé cũng cần nhu cầu calo, đồng thời kích thước tử cung của người mẹ và thể tích máu của cơ thể đều tăng lên. Từ đó, mẹ bầu cần cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể.
- Sự thay đổi nội tiết tố cũng là yếu tố tác động đến mức độ đói của mẹ bầu. Trong đó, sự dao động của estrogen và progesterone gây tăng cảm giác thèm ăn và khiến mẹ bầu hay thức giấc vào nửa đêm với cảm giác đói bụng.
- Quá trình trao đổi chất của cơ thể mẹ tăng lên trong thai kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của em bé đang ngày một lớn, cũng là nguyên do khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói.
- Ngoài ra, lượng calo cần thiết hàng ngày cho thai phụ cũng thay đổi nhiều hơn so với trước khi mang thai, do đó mẹ bầu sẽ có nhu cầu ăn nhiều hơn. Theo y bác sĩ, lượng calo cho phụ nữ mang thai rơi vào khoảng 1.800-2.000 kcal mỗi ngày, tuy nhiên, chỉ số này còn tùy thuộc theo cân nặng, BMI của người mẹ trước khi mang thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể sẽ thêm khoảng 200 calo trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 dựa trên mức độ hoạt động và mang đơn thai hay đa thai của mẹ bầu.
2 Bà bầu ăn khuya có tốt không?
Bữa ăn khuya được nhắc đến ở đây là bữa ăn rất trễ hoặc mẹ bầu thức giấc lúc nửa đêm để ăn, không giống với trường hợp được bác sĩ khuyến cáo có bữa ăn nhẹ sớm trước khi đi ngủ. Do đó, ăn khuya được nhắc đến là thói quen ăn uống không tốt và cũng không được khuyến khích trong thai kỳ.
Theo nghiên cứu, khả năng tăng cân nhiều hơn rơi vào những trường hợp mẹ bầu hay ăn khuya và có chế độ ăn uống không lành mạnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra, mẹ bầu hay ăn khuya có nguy cơ giữ cân nặng từ 5kg trở lên cao gấp 3 lần trong 18 tháng sau sinh.
Tăng cân quá mức dù ở độ tuổi, giới tính nào cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe. Bởi chất béo của cơ thể mẹ đều được tích trữ trong khoang bụng và hình thành nên mỡ nội tạng. Từ đó, nguy cơ cao dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như mắc bệnh lý về tim mạch, tiểu đường,…
Bà bầu ăn khuya có tốt không?
Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra, mẹ bầu hay ăn khuya có nguy cơ cao dẫn đến các vấn đề liên quan tới rối loạn đường huyết trong giai đoạn thai kỳ. Rối loạn đường huyết trong thai kỳ có thể là hậu quả của việc mẹ bầu ăn khuya không lành mạnh khiến lượng carbohydrate làm dẫn đến sự gia tăng lượng đường trong máu.
Nói chung, việc mẹ bầu ăn khuya không được khuyến khích chủ yếu vì lý do sức khỏe. Bởi vì, cơ thể của mỗi người đều được quy định chuyển hóa thức ăn vào ban ngày và ban đêm phải nghỉ ngơi.
Vì vậy, việc bổ sung calo quá nhiều vào ban đêm sẽ khiến cho nhịp điệu trao đổi chất của các cơ quan như gan, dạ dày, tuyến tụy,… bị hỗn loạn. Ngoài ra, việc mẹ bầu ăn khuya cũng sẽ khiến giấc ngủ bắt đầu trễ và nguy cơ bị tăng cân cao.
3 Nên làm gì khi bà bầu đói bụng vào ban đêm?
Tuy biết hậu quả là thế, nhưng cơn đói vào ban đêm thì khó mà vượt qua. Do đó, một số biện pháp hiệu quả cho mẹ bầu để vượt qua được tình trạng này. Các mẹ cùng tham khảo các cách sau đây:
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào bữa tối và không đi ngủ với cái bụng đói
Do cơ thể tiêu hóa chất xơ chậm, từ đó mẹ bầu hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trước khi ngủ sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy no lâu hơn. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà còn ngăn ngừa được táo bón chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt,…
Nên làm gì khi bà bầu đói bụng vào ban đêm?
Mẹ bầu có thể làm bữa ăn nhẹ lành mạnh
Khi mẹ thấy quá đói đồng nghĩa với việc em bé cũng đói, do đó để có thể tiếp tục được giấc ngủ, mẹ hãy bổ sung năng lượng bằng một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Mẹ hãy yên tâm bởi nếu mẹ ăn vặt lành mạnh thì những thực phẩm đó vẫn cung cấp được dinh dưỡng cho em bé phát triển. Một số thực phẩm mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn để đối phó được việc đói đêm như trái cây tươi, phô mai, trứng luộc chín, sữa tươi không đường,…
Trường hợp mẹ bầu kém ăn uống vào ban ngày dẫn đến đói bụng vào ban đêm hoặc mẹ bầu xuất hiện vấn đề về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường từ trước hay khi mang thai,… thì mẹ bầu cần làm theo khuyến cáo và điều trị của bác sĩ.
Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn
Thường thì những thực phẩm chế biến sẵn ví dụ như bánh, kẹo, ngũ cốc có đường,… sẽ khiến thai phụ thích ăn nhiều hơn là chọn thực phẩm giúp mẹ kiểm soát được cơn đói. Do đó, các mẹ phải ưu tiên chọn thực phẩm tự nhiên, giàu chất xơ để giúp quá trình chuyển hóa chậm và duy trì được lượng calo vừa phải lâu dài.
Xem thêm : Sang tên đổi chủ ô tô thêm thủ tục, chi phí gì sau ngày định danh biển số?
Một số biện pháp mẹ bầu nên làm
Bổ sung đủ nước
Bổ sung đủ nước đều quan trọng với mọi người kể cả mẹ bầu, đồng thời nước cũng là một cách giúp mẹ kiềm chế cơn đói hiệu quả. Nhưng nếu mẹ sợ uống nhiều sẽ gây tình trạng tiểu đêm thì mẹ hạn chế uống nước trước khi đi ngủ và đảm bảo bổ sung đủ nước vào ban ngày.
Tránh các thực phẩm khó tiêu hoặc gây ợ nóng
Việc khó tiêu hoặc ợ nóng đều khiến giấc ngủ bị gián đoạn, do đó để hạn chế vấn đề này, các mẹ cần tránh các thực phẩm gây ợ nóng như thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán…
Tóm lại, việc mẹ bầu thường cảm thấy đói về đêm là điều hiển nhiên, do đó mẹ bầu nên chủ động ăn uống đầy đủ vào ban ngày để tránh đói về đêm. Ngoài ra, nếu mẹ cảm thấy quá đói thì nên bổ sung một số thực phẩm lành mạnh cho một bữa ăn nhẹ nhé!
Thông qua bài viết, Bách hóa XANH đã chia sẻ lý do vì sao mẹ bầu ăn khuya và liệu việc ăn khuya này tốt để cùng đưa ra một số biện pháp để mẹ khắc phục được tình trạng này. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các mẹ bầu nhiều thông tin bổ ích.
Nguồn: Hellobacsi.com
Mua rau củ, trái cây các loại tại Bách hóa XANH để bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu nhé:
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp