Dù tình trạng mọc lông bụng khi mang thai sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng một số thai phụ vẫn muốn loại bỏ vì lý do thẩm mỹ. Các phương pháp loại bỏ lông đơn giản như cạo, wax lông thường an toàn đối với thai phụ. Tuy nhiên, lúc này, da của bạn mỏng manh và nhạy cảm hơn bình thường. Bạn hãy thoa một chút dầu dừa lên vùng bụng sau khi tẩy để tránh bị kích ứng.
Những phương pháp tẩy lông chuyên nghiệp không được nghiên cứu rộng rãi về độ an toàn đối với bà bầu. Đó là các phương pháp: tẩy trắng, kỹ thuật đốt điện, tẩy lông bằng laser, kem tẩy lông. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh, lông vùng bụng không biến mất mà phát triển nhiều hơn, bạn nên đến bác sĩ khám hay lựa chọn những mỹ phẩm tẩy lông cần thiết.
Bạn đang xem: Mọc lông bụng khi mang thai có nên lo lắng hay không?
Khi nào bà bầu mọc lông bụng báo hiệu tình trạng nguy hiểm?
Tuy bà bầu mọc nhiều lông bụng khi mang thai không có gì phải lo lắng nhưng trong một số ít trường hợp, có bầu mọc lông bụng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể sản xuất quá nhiều androgen (hormone sinh dục nam giới như testosterone). Một số nguyên nhân có thể gây ra chứng tăng sinh androgen bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang và uống thuốc điều trị động kinh.
Ngoài gây mọc lông vùng bụng, cơ thể tăng sản xuất androgen còn gây ra: cao huyết áp, mụn trứng cá, kinh nguyệt không đều, giọng trầm, tăng cân nhanh, khối cơ lớn hơn.
Dù tình trạng này rất hiếm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ, bé gái có nguy cơ phát triển các đặc điểm giống như con trai do lượng androgen dư thừa trong máu của mẹ. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng tăng sản xuất androgen. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng hormone cho bạn và kê toa thuốc nếu cần.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp