Nước mía là thức uống yêu thích của nhiều mẹ bầu trong mùa hè nóng bức. Trong mía cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với thành phần chứa hàm lượng lớn đường tự nhiên, nhiều người lo lắng bà bầu uống nước mía sẽ tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ dẫn đến nhiều biến chứng. Vậy bà bầu có thể uống nước mía không?
Bà bầu uống nước mía có tốt không?
Uống nước mía có tốt cho bà bầu không là băn khoăn của hầu hết phụ nữ mang thai. Trong thành phần của nước mía chứa nhiều vitamin A, B, C, kali, sắt,… Tất cả đều cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
Bạn đang xem: Bà bầu uống nước mía được không? Bầu mấy tháng uống nước mía?
Top 9 lợi ích dưới đây sẽ minh chứng rõ ràng hơn những tác dụng của nước mía với các mẹ bầu.
Cải thiện tình trạng ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở nhiều thai phụ trong những tháng đầu thai kỳ. Tình trạng này khiến các mẹ rất khó chịu, mệt mỏi với những cơn buồn nôn hay đau đầu, chóng mặt. Bà bầu uống nước mía cho thêm vài lát gừng mỏng sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, đặc biệt là ở dạ dày và cổ họng.
Cung cấp năng lượng
Trong nước mía chứa một lượng đường lớn. Đây là nguồn cung cấp năng lượng tức thì giúp mẹ bầu xua tan cảm giác mệt mỏi nhanh chóng. Trong mùa hè, một cốc nước mía mát lạnh còn giúp giải nhiệt, làm dịu cơn khát và cần bằng các chỉ số đường huyết. Nên nếu thấy yếu người thì các mẹ hãy bổ sung ngay một cốc nước mía nhé.
Bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi
Không chỉ cung cấp đường cho cơ thể mẹ, nước mía còn mang đến nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đó là các loại vitamin A, vitamin B, vitamin C, các khoáng chất như magie, canxi, kali, sắt,… Không những thế, điều nhiều người không ngờ là trong nước mía còn chứa axit folic đóng vai trò quan trọng ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở em bé để con chào đời khỏe mạnh.
Tăng cường hệ miễn dịch
Đa số mọi người đều cho rằng nước mía chỉ đơn thuần là một thức uống giải khát. Nhưng đây lại là đồ uống giúp tăng cường hàng rào miễn dịch cho sản phụ. Bà bầu uống nước mía hấp thụ các chất chống oxy hóa, nhờ đó chống lại được nhiều bệnh như cảm cúm, nhiễm trùng,… Hệ thống miễn dịch được tăng cường vừa bảo vệ mẹ vừa giúp thai nhi tránh những ảnh hưởng xấu từ vi khuẩn, virus.
Hỗ trợ làm đẹp da
Khi mang thai, làn da của mẹ bầu thường xấu đi vì xỉn màu với sự xuất hiện của mụn, tàn nhang. Nguyên nhân chính là do nội tiết tố thay đổi khi nồng độ estrogen tăng cao. Trong nước mía chứa axit glycolic có tác dụng lớn giúp làm giảm thâm nám, giảm mụn trứng cá. Vì thế, các mẹ bầu có thể bổ sung nước mía để cải thiện làn da của mình.
Ngăn ngừa các vấn đề về răng
Xem thêm : Nguyên tử trung hòa về điện vì?
Hôi miệng và sâu răng cũng là hai trong số nhiều vấn đề mà thai phụ phải đối mặt. Tình trạng này ở nhiều người còn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tự tin và cuộc sống. Nếu vậy, nước mía có thể giúp mẹ bầu giải quyết vấn đề này. Bởi dù có độ ngọt nhưng trong mía có nhiều canxi và magie tốt cho răng, hỗ trợ hiệu quả giữ gìn sức khỏe răng miệng.
Chống nhiễm trùng tiểu
Một trong những tình trạng phổ biến nữa khi mang thai là nhiễm trùng đường tiểu. Với chất chống oxy hóa và khoáng chất sẵn có, bà bầu uống nước mía sẽ nâng cao khả năng tránh được nhiễm trùng. Cùng với đó, nước mía còn giúp làm giảm các triệu chứng vàng da hay sỏi thận.
Duy trì cân nặng
Trong quá trình mang thai, tăng cân là chuyện đương nhiên. Nhưng việc tăng quá nhiều cân sẽ ảnh hưởng đến cả vóc dáng, sức khỏe của mẹ và tác động xấu đến thai nhi. Nhiều người chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi biết nước mía hỗ trợ rất tốt việc ổn định cân nặng. Đó là do trong thành phần nước mía chứa các hợp chất polyphenol giúp tăng cường trao đổi chất hiệu quả.
Giảm triệu chứng táo bón
Chứng táo bón là mối bận tâm của nhiều mẹ bầu. Nếu đang bị táo bón hay khó tiêu, bà bầu uống nước mía có thể làm giảm đáng kể tình trạng này. Kali trong nước mía là hoạt chất giúp cải thiện táo bón. Dù thế, đây không phải phương pháp điều trị tận gốc, các mẹ vẫn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Xem thêm:
- 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn
Bà bầu uống nước dừa có tốt không?
Thời điểm thích hợp cho bà bầu uống nước mía
Qua những tác dụng của nước mía với phụ nữ mang thai trên, chắc hẳn đã có lời giải cho câu hỏi bà bầu uống nước mía được không. Đương nhiên, thức uống bổ dưỡng này là thứ các mẹ bầu không nên bỏ qua. Điều quan trọng là cần phải nắm rõ thời điểm thích hợp uống, tránh tác dụng ngược.
Theo đó, để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, mẹ bầu uống nước mía vào những ngày thời tiết nắng nóng. Các mẹ có thể uống buổi trưa hoặc buổi chiều sau khi ngủ dậy. Lưu ý, không nên uống trước bữa ăn vì cảm giác no bụng sẽ khiến mẹ bầu không ăn đủ chất trong bữa chính. Thời điểm thích hợp nhất để uống nước mía là 1 – 2 giờ sau ăn.
Bầu mấy tháng uống nước mía?
Xem thêm : Vai trò của tình bạn là gì? Tại sao phải cần có tình bạn?
Bầu uống nước mía khi nào là băn khoăn của không ít chị em. Có nhiều đồn đoán, truyền tai truyền miệng nhau về giai đoạn không được uống nước mía. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các mẹ bầu có thể uống nước mía trong suốt thai kỳ, chỉ cần sử dụng đúng cách là được.
Giai đoạn 3 tháng đầu
Bà bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Đây là giai đoạn mà nhiều người vẫn cho rằng không được uống nước mía. Thực tế thì bầu 3 tháng uống nước mía có tác dụng rất lớn giúp mẹ bầu giảm ốm nghén, tăng năng lượng khi mệt mỏi, không ăn được nhiều.
Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể uống 150ml nước mía mỗi ngày. Để giảm ốm nghén, các mẹ pha thêm 5ml nước cốt gừng.
Giai đoạn 3 tháng giữa
Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, sức khỏe mẹ bầu đã ổn định hơn. Điều này không có nghĩa là bạn được uống nước mía thoải mái với suy nghĩ thức uống này có nhiều tác dụng với phụ nữ mang thai. Lượng vừa đủ cho giai đoạn này chỉ nên giữ mức 150ml nhưng giảm xuống 2 – 3 lần/tuần để tránh tiểu đường thai kỳ.
Giai đoạn 3 tháng cuối
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ cần nhiều năng lượng để đảm bảo sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi cũng tăng lên. Vậy nên bà bầu uống nước mía trong giai đoạn này bổ sung khoảng 200ml với tần suất 2 ngày/lần. Trong tháng cuối, mẹ bầu có thể uống mỗi ngày một cốc nếu không phải hạn chế đường hay các vấn đề khác theo chỉ định bác sĩ.
Những lưu ý khi mẹ bầu uống nước mía
Ngoài công dụng thì nước mía cũng có những hạn chế nhất định. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu uống nước mía nên lưu ý:
- Không nên uống nước mía quá nhiều, chỉ 100 – 200ml/ngày là đủ để tránh dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Lượng nước có thể uống còn phụ thuộc vào thể trạng từng người nên mẹ bầu cần xin ý kiến bác sĩ trước khi uống.
- Nên ép hoặc mua vừa đủ một lần uống, không để quá lâu hay dự trữ. Bởi nước mía nhiều đường là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa.
- Trường hợp mẹ bầu đang sử dụng thuốc chống đông máu thì nên hạn chế uống nước mía. Vì khi kết hợp với nhau, policosanol trong nước mía và các hoạt chất trong thuốc đều bị mất tác dụng.
- Kể cả khi cảm thấy quá nóng, bà bầu uống nước nước mía cũng không nên thêm đá vì dễ bị viêm họng hay lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy.
Bà bầu uống nước mía được nhận một lượng dưỡng chất cần thiết nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra tác dụng ngược. Bởi vậy, hãy cân nhắc và uống nước mía đúng cách để cả mẹ và bé khỏe mạnh, bình an trong suốt thai kỳ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp