Lịch ăn của trẻ 12 tháng tuổi còn bú sữa mẹ như sau:
- Khoảng từ 7 đến 8 giờ sáng: Bé thức dậy và mẹ cho cháu bú, sau đó bé sẽ tự chơi trong khi mẹ ăn sáng.
- Khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ sáng: Bé ăn sáng – thường là bánh quế cắt thành miếng nhỏ, sữa chua, một ít thức ăn trẻ em hoặc ngũ cốc và một ít trái cây. Bé uống một cốc sữa nguyên chất hoặc nước, nhưng chỉ vài chục mililit. Nếu thời tiết đẹp, nên đưa bé đi dạo sau khi ăn.
- 10:30 sáng: Cho bé chợp mắt trong khoảng một đến hai giờ.
- Buổi trưa: Bữa trưa – Cho bé một tuổi ăn trưa với khẩu phần bao gồm một lọ thức ăn cho trẻ em, gà hoặc gà tây với rau, cộng với một ít ngũ cốc khô và một ít pho mát, trái cây hoặc ngô. Các loại rau nên được trộn lẫn trong thức ăn để khiến bé dễ ăn hơn. Bé uống sữa và nước suốt cả ngày nhưng có lẽ chỉ được tổng cộng khoảng 250 ml.
- 1 đến 2:30 chiều: Mẹ và bé chơi đùa cùng nhau, cho bé tập đi loanh quanh trong nhà. Đôi khi có thể thay thế bằng cách làm một số việc vặt.
- 2:30 đến 3 giờ chiều: Thời gian ăn nhẹ sau đó ngủ trưa trong khoảng một giờ 10 phút nữa.
- 4 giờ chiều: Thêm thời gian chơi hoặc chạy việc vặt. Khoảng 5 giờ chiều, chồng tôi tiếp quản và tôi được nghỉ ngơi một chút.
- 5:30 chiều: Giờ ăn tối – thức ăn dành cho bé về cơ bản giống như bữa trưa.
- 7:30 tối: Tắm, đọc sách, cho con bú, đánh răng và bé thường ngủ lúc 8 giờ tối.
Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Trẻ không chỉ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo được lịch trình chơi, ngủ khoa học.
Bạn đang xem: Lịch trình ăn, ngủ tham khảo cho trẻ 11-12 tháng tuổi
Xem thêm : Một số sự kiện trong ngày 4 tháng 2:
Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống để trẻ 11 tháng tuổi phát triển tốt nhất, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa kẽm và các vi khoáng chất thiết yếu như Lysine, crom, selen, nhóm vitamin B … giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, tăng cường đề kháng, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển toàn diện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp