Phát triển lực lượng sản xuất, hiểu theo nghĩa cụ thể nhất đó là quá trình các chủ thể trong nền kinh tế (bao gồm nhà nước, doanh nghiệp và người dân) thực hiện tổng hợp các biện pháp kết hợp giữa chủ quan và khách quan để có được sự gia tăng về quy mô, nâng cao về mức độ hiện đại, xác lập sự tương quan thích hợp của các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất trên cơ sở điều kiện trình độ nền kinh tế thị trường thế giới. Với cách hiểu như vậy, phát triển lực lượng sản xuất thể hiện ở những nội hàm cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể phát triển lực lượng sản xuất là nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người dân cùng có trách nhiệm thực hiện phát triển lực lượng sản xuất. Vai trò của nhà nước trong phát triển lực lượng sản xuất thể hiện ở chỗ nhà nước là chủ thể xác lập sự tương thích giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất của nền kinh tế thị trường. Nghĩa là, tự thân lực lượng sản xuất vạch đường đi của nó, song sự tương thích giữa các yếu tố cấu thành gồm lực lượng lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động lại đòi hỏi vai trò của nhà nước, tức là nhà nước phải thực hiện quản trị quá trình phát triển lực lượng sản xuất, nhà nước không thể đứng ngoài cuộc để tự thân lực lượng sản xuất phát triển một cách tự phát.
Bạn đang xem: Khái quát chung về phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường
Với chủ thể là doanh nghiệp, trên cơ sở động cơ lợi ích của mình, các doanh nghiệp là chủ thể tích cực nhất, linh hoạt nhất thực hiện sự gia tăng về quy mô, số lượng, cơ cấu lực lượng lao động, sự gia tăng về quy mô, đối tượng lao động và tư liệu lao động, sự gia tăng về quy mô và nâng cao trình độ của tư liệu lao động và đảm bảo sự tương thích giữa các yếu tố lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động phù hợp với phạm vi vi mô của bản thân các doanh nghiệp. Với đặc trưng đó, doanh nghiệp (không kể hình thức nào), đều là chủ thể phát triển lực lượng sản xuất, do đó cần coi trọng vai trò của doanh nghiệp trong phát triển lực lượng sản xuất. Tuy vậy, nếu để tự phát chạy theo lợi ích của doanh nghiệp, thì sẽ dẫn tới mặt trái của quá trình tự phát đó. Cho nên, cần đặt sự phát triển lực lượng sản xuất của doanh nghiệp vào trong quá trình quản trị quốc gia. Quản trị quốc gia lại đòi hỏi vai trò của chủ thể là nhà nước. Do đó, một mặt cần phát huy tính tích cực, năng động của doanh nghiệp, song mặt khác cần đặt tính tích cực đó vào trong sự liên hệ với các mục tiêu rộng hơn của quản trị quốc gia.
Với chủ thể là người dân, việc nâng cao trình độ tư duy, tấm nhìn, cải thiện kỹ năng của bản thân mình theo các mục tiêu lợi ích được xác định mang tính cá nhân sẽ là việc tích cực đối với trình độ lực lượng sản xuất. Trong điều kiện kinh tế thị trường, để tránh sự lãng phí nguồn lực xã hội trong đào tạo, nâng cao trình độ, đòi hỏi phải có sự quản trị quốc gia đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực.
Thứ hai, yêu cầu của phát triển lực lượng sản xuất, đối với một quốc gia, quá trình phát triển lực lượng sản xuất đòi hỏi phải dựa trên cơ sở phát huy vai trò của cả nhân tố chủ quan và khách quan. Trong điều kiện kinh tế thị trường thế giới hiện nay, tính chất khách quan thể hiện ở các xu thế phát triển mới nhất của trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường thế giới. Việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan nếu không tính tới xu hướng phát triển của kinh tế thị trường thế giới đang diễn ra sẽ rơi vào duy ý chí hoặc không hiệu quả.
Thứ ba, phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại của thế giới hàm ý phải tính tới sự tương thích với bối cảnh toàn cầu hóa và không đảo ngược của tiến trình hội nhập. Nghĩa là, việc phát triển lực lượng sản xuất không còn là câu chuyện riêng có của một nền kinh tế, mà phải đặt yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất của một quốc gia trong xu hướng phát triển của lực lượng sản xuất đang được quốc tế hóa rất nhanh trong nền kinh tế thị trường thế giới.
Xem thêm : Kẹo cay con tàu Fisherman’s Friend (Gói 22 viên)
Như vậy, phát triển lực lượng sản xuất là quá trình không có điểm dừng, bản thân nền kinh tế thế giới phát triển đến đâu, đòi hỏi sự gia tăng về quy mô, cơ cấu và trình độ của lực lượng sản xuất tới đó. Đây là thách thức đối với các quốc gia có trình độ lực lượng sản xuất thấp.
Về chi tiết, phát triển lực lượng sản xuất bao hàm những quá trình chủ yếu gồm:
Gia tăng về quy mô lực lượng sản xuất
Gia tăng về quy mô lực lượng sản xuất thể hiện ở việc gia tăng quy mô lực lượng lao động, quy mô tư liệu lao động, quy mô đối tượng lao động. Tuy nhiên, việc gia tăng quy mô không có nghĩa là chỉ chú ý tới yếu tố hữu hình, mà cần phải tính tới các yếu tố vô hình như trí tuệ của người lao động, sự phát triển của các loại hình dịch vụ cũng như nền tảng số của lực lượng sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường và căn cứ theo điều kiện kinh tế thị trường. Việc gia tăng quy mô mặc dù là quá trình phát triển khách quan của lực lượng sản xuất, song không vì thế mà hoàn toàn tuỳ tiện và tự phát, quá trình này đòi hỏi phải có vai trò quản trị, thúc đẩy của chủ thể quản trị quốc gia.
Nâng dần trình độ của lực lượng sản xuất
Nâng dần trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở các khía cạnh:
- Nâng dần trình độ của lực lượng lao động bằng việc đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng và cơ cấu lực lượng lao động. Đó là việc nâng cao cả thể lực, trí lực, tâm lực, nhận thức về vị trí của người lao động, sự hợp lý của cơ cấu lao động trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.
- Nâng dần trình độ của tư liệu lao động thể hiện ở sự thúc đẩy phát triển của khoa học – công nghệ, mở rộng ứng dụng khoa học – công nghệ vào quá trình sản xuất gắn với xu hướng phát triển mới nhất của lực lượng sản xuất thế giới với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với tiến trình chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh của lực lượng sản xuất thế giới ngày nay. Chú trọng đẩy nhanh sự phát triển cả yếu tố vật chất, hữu hình, cũng như nền tảng số, các yếu tố phi vật thể.
- Không ngừng phát hiện đối tượng lao động mới, giảm dần sự phụ thuộc tuyệt đối vào các yếu tố tự nhiên, gia tăng tỷ trọng các vật liệu mới, nguyên liệu mới.
Đảm bảo sự tương hợp giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất
Xem thêm : Trẻ Em Cần Phải Đội Mũ Bảo Hiểm, Vì Sao?
Sự phát triển của lực lượng sản xuất là khách quan, song tự thân lực lượng sản xuất không tự xác lập sự tương hợp trong những giai đoạn nhất định mà đòi hỏi cần có sự quản trị phát triển lực lượng sản xuất gắn với điều kiện của mỗi nền kinh tế. Xét về dài hạn, tổng thể, lực lượng sản xuất sẽ có được sự tương hợp giữa các yếu tố cấu thành, song trong những giai đoạn phát triển nhất định cần có sự tác động chủ quan trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan để giảm thiểu tính tự phát gây lãng phí và suy giảm các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất.
Thêm vào đó, xét về phương thức, phát triển lực lượng sản xuất phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu khách quan của quá trình phát triển. Mặc dù trong những giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, việc phát triển lực lượng sản xuất đòi hỏi có sự tác động của nhân tố chủ quan là con người, bộ phận chủ động trong lực lượng sản xuất, song không vì thế mà tác động một cách tùy tiện, phải dựa trên sự tuân thủ quy luật khách quan. Cần nhấn mạnh điểm này để tránh tư duy phong trào trong phát triển kinh tế, tránh tư duy theo kiểu ồ ạt chạy theo quy mô mà dẫn tới lãng phí nguồn lực.
Quá trình phát triển lực lượng sản xuất của một nền kinh tế phụ thuộc vào những giới hạn sau:
Trước hết, đó là trình độ xuất phát điểm của bản thân nến kinh tế đó. Nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, khó có thể ngay lập tức bất chấp quy luật khách quan để đạt được ngay trình độ như các nền kinh tế hiện đại đã trải qua nhiều thế kỷ. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, đòi hỏi phải lựa chọn được những khâu đột phá để có thể tạo ra sự lan tỏa và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu lựa chọn sai sẽ kéo lùi trình độ phát triển. Thông thường việc lựa chọn sai phổ biến hơn lựa chọn đúng. Đây là điểm mấu chốt quy định sự thành công của các quốc gia trong con đường phát triển nói chung và phát triển lực lượng sản xuất nói riêng.
Hai là, việc lựa chọn khâu đột phá trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất lại chịu sự quy định của trình độ nhận thức của chủ thể lãnh đạo chính trị. Cho nên, khi chủ thể lãnh đạo bảo thủ, trì trệ, cũng có thể là duy ý chí sẽ dẫn tới kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất.
Ba là, bối cảnh trong nước và quốc tế cũng là nhân tố quy định đến việc phát triển lực lượng sản xuất của một nền kinh tế. Lựa chọn đúng, bộ máy tinh hoa lãnh đạo có quyết tâm chính trị cao, song các cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị thế giới có thể tác động làm cho việc phát triển lực lượng sản xuất của một nền kinh tế gặp nhiều rào cản.
Bốn là, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ngày nay, phát triển lực lượng sản xuất còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Rõ ràng, về mặt lịch sử, có quốc gia đã có lịch sử phát triển kinh tế thị trường hàng mấy trăm năm, có quốc gia mới vừa đi vào kinh tế thị trường. Trong trường hợp trình độ phát triển kinh tế thị trường sơ khai, xét về tổng thể rất khó để đạt được trình độ thần tốc về lực lượng sản xuất. Chỉ có thể có điểm hoặc khâu đột phá nếu được lựa chọn đúng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp