Cữ ăn của trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Số lần ăn, lượng sữa trong mỗi cữ ăn của mỗi bé sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của bé. Hiểu rõ nhu cầu của bé trong từng giai đoạn phát triển, mẹ có thể chủ động cung cấp cho bé đủ lượng sữa cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện, tránh tình trạng thấp còi và chậm phát triển.
Vì sao nên cho bé bú sữa mẹ?
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong khoảng thời gian đầu sau sinh vì đây là nguồn dưỡng chất hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trong thành phần của sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với một tỷ lệ phù hợp, bao gồm đạm, đường, mỡ, vitamin, năng lượng và muối khoáng. Các chất dinh dưỡng này hoàn toàn thích hợp với khả năng hấp thụ của trẻ sơ sinh, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh béo bì và các bệnh mạn tính (tiểu đường, tim mạch, huyết áp,…).
Hơn nữa, trong sữa mẹ chứa một lượng lớn kháng khuẩn và lợi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Theo nghiên cứu từ dự án Alive & Thrive vào năm 2010 tại 15 tỉnh và thành phố tại Việt Nam đã chỉ ra: Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn có nguy cơ bị tiêu chảy (chỉ 5,7%) thấp hơn so với trẻ được nuôi bằng cách kết hợp sữa mẹ và các loại đồ uống khác.
Việc cho bé bú sữa mẹ không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho bé mà còn giúp mẹ cải thiện tình trạng sức khỏe sau sinh, như rút ngắn thời gian hồi phục, hạn chế các nguy cơ băng huyết, thiếu máu sau sinh, và các vấn đề về buồng trứng, tử cung, ung thư vú. Trong khoảng thời gian cho bé bú sau khi sinh, đặc biệt là giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nguy cơ mang thai trở lại của mẹ thấp, mẹ có thể tránh thai tự nhiên hiệu quả.
Bên cạnh đó, cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn giúp cải thiện tâm lý cho cả mẹ và bé, giúp mẹ và bé trở nên gần gũi hơn. Mẹ có thể được các nguy cơ trầm cảm, lo lắng sau sinh và bé cảm thấy an toàn, thúc đẩy tinh thần và trí tuệ phát triển.
Mặt khác, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất phù hợp với trẻ nhất, và hoàn toàn miễn phí. Do đó, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp các cặp bố mẹ tiết kiệm được một khoản tiền và thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về các loại sữa cho trẻ sơ sinh.
Cữ ăn của trẻ sơ sinh theo tuần tuổi
Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu khác nhau về lượng sữa, cữ sữa. Do đó, khá khó để xác định số lượng sữa bé cần bú trong mỗi cữ sữa trên một thước đo cụ thể.
1. Lượng sữa cho bé 24h sau sinh
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất yếu, tuy nhiên, bé vẫn cần cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động. Do đó, trong khoảng 24h sau sinh, bé bú mẹ khá nhiều lần, khoảng 8 lần, mỗi lần cách nhau từ 1 đến 3 giờ, khoảng 7 đến 15ml một cữ và có thể đi ngoài khoảng 3 lần. Điều này không chỉ sẽ giúp bé luyện tập bú và nuốt tốt hơn mà còn giúp mẹ tăng sản xuất sữa. (1)
Mẹ nên cho bé bú sau sinh càng sớm càng tốt, thường là trong khoảng 1-2 giờ sau sinh và sau thời điểm này, bé có thể thường xuyên chìm vào giấc ngủ khiến việc ngậm bầu vú lần đầu trở nên khó khăn hơn.
Xem thêm : CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC Trong LỊCH SỬ
Lượng sữa cung cấp cho bé vào thời điểm này hầu hết là sữa non, và đa số mẹ chỉ có thể sản xuất sữa nhiều hơn từ khoảng 3 ngày sau sinh trở đi. Sữa non được đánh giá là một loại “siêu thực phẩm”, chứa đầy đủ calo và dưỡng chất cho bé. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi bé chỉ bú một lượng sữa rất nhỏ trong những ngày đầu tiên.
2. Số cữ bú của bé sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi
Trong khoảng thời gian trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi, trẻ sẽ cần bú từ 8 đến 12 cữ mỗi ngày, mỗi cữ cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bú tối đa đến 15 cữ một ngày, mỗi cữ cách nhau 1,5 giờ. Trong trường hợp trẻ không tự thức dậy để bú trong những tuần đầu tiên, bạn nên đánh thức bé và cho bé bú đúng giờ để tạo thói quen cho bé.
Thời gian mỗi lần bú của bé sẽ dao động trong khoảng 10 đến 20 phút. Tuy nhiên, một số bé có thể mân mê bầu ngực và kéo dài thời gian hơn bình thường, bạn cần đảm bảo bé đã thực sự mút và nuốt sữa trong đúng khoảng thời gian tối thiểu trên và đổi bầu vú cho bé trong khoảng 10 phút để đảm bảo lượng dinh dưỡng cho bé.
Lượng sữa trong mỗi cữ bú của bé cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn và khả năng thành thạo, cách mút sữa để nhận được nhiều sữa hơn. Quan trọng bé bú xong đủ no sẽ ngủ ngon được, ướt tã trên 4 lần mỗi ngày và tăng cân được.
3. Bé từ 2 tháng tuổi bú 6 – 8 cữ/ngày
Khi bé đã được 2 tháng tuổi, tốc độ bú của bé sẽ nhanh hơn, thời gian bú có thể ngắn hơn, và số cữ bú có thể giảm xuống, khoảng 6-8 cữ/ngày. Mỗi cữ bú, bé có thể tiêu thụ từ 118 đến 148ml và cách nhau 2-3 giờ.
4. Cữ bú cho bé từ 3 – 5 tháng tuổi ti sữa mẹ
Sau khoảng 3 tháng kể từ khi chào đời, lượng sữa cho mỗi lần bú sẽ dao động khoảng 120-210ml, 177ml sau 4 tháng và 236ml sau 5 tháng. Số cữ bú trong ngày của bé sẽ giảm xuống còn 5-6 cữ/ngày và thời gian cách nhau giữa mỗi cữ cũng lâu hơn: 3-4 giờ một cữ.
Đặc biệt, sau khoảng 4 tháng, trong trường hợp bắt buộc, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm hay dùng một số sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất cho bé.
5. Số cữ bú trong ngày của bé 6 – 12 tháng tuổi
Khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng là giai đoạn bé phát triển nhanh và rõ rệt nhất. Khi bé trong 6 tháng tuổi, số cữ bú sẽ giảm xuống còn khoảng 5 cữ/ngày và lượng sữa cho mỗi cữ bú sẽ tăng lên, có thể trên 210ml/lần. Và khi bé từ 7 đến 12 tháng tuổi, số cữ bú mỗi ngày chỉ còn khoảng 3-4 cữ/ngày và lượng sữa cho mỗi lần lên đến 240ml/lần, xen kẽ 2-3 cữ ăn dặm.
Lúc này, mẹ nên tham khảo và kết hợp bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của bé. Một lưu ý nhỏ khi mẹ muốn cho con sử dụng các loại thức ăn đặc, mẹ nên cho con bú trước. Điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy.
Sữa công thức và số cữ bú sữa cho bé
Sữa công thức còn được gọi là sữa bột trẻ em, là loại sữa được sản xuất nhằm làm thức ăn bổ sung hoặc thay thế sữa mẹ cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đây là loại sữa có thành phần dinh dưỡng và công thức khá giống với sữa mẹ.
Xem thêm : Đèo Hải Vân ở đâu? Đèo Hải Vân dài bao nhiêu km?
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sữa công thức không thể thay thế hoàn toàn vai trò và chức năng của sữa mẹ. Chính vì vậy, trong khoảng 6 tháng đầu, mẹ vẫn nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và chỉ dùng sữa công thức để nuôi con trong một số trường hợp đặc biệt, như mẹ mắc các bệnh suy nhược, nhiễm khuẩn hay dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé bị sứt môi, hở hàm ếch, hay gặp vấn đề về chuyển hóa lactose,…
Do đó, khi có quyết định cho trẻ sử dụng loại sữa này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc, nghiên cứu cẩn thận các thành phần trong sữa, lựa chọn nhà sản xuất uy tín và chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu và giai đoạn phát triển của bé. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dạng sữa công thức khác nhau:
- Sữa bột: Sữa ở dạng bột, trước khi dùng sẽ được pha loãng với nước;
- Sữa dạng lỏng: Trước khi cho bé uống, sữa sẽ được pha với một lượng nước theo yêu cầu;
- Sữa dùng ngay: Sữa đã được pha chế với lượng thích hợp và bé có thể sử dụng ngay. Tuy nhiên, loại sữa này có giá thành cao hơn hai dạng trên.
Thông thường, mỗi loại sữa công thức sẽ có hướng đã và liều lượng sử dụng riêng. Mẹ có thể tham khảo một số thông tin dưới đây để cân chỉnh lượng hợp lý cho bé:
- Trẻ từ 0-1 tháng tuổi: lúc này hệ tiêu hóa của bé còn khá yếu, mẹ nên cho bé dùng 8-10 cữ/ngày, mỗi cữ khoảng 60ml sữa;
- Trẻ từ 1-2 tháng tuổi: lúc này hệ tiêu hóa của bé đã khá ổn định hơn, mẹ nên cho bé dùng 7-10 cữ/ngày, mỗi cữ khoảng 90ml sữa;
- Trẻ từ 2-4 tháng tuổi: lúc này hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu quen dần với việc tiêu thụ sữa công thức, mẹ có thể cho bé dùng 6-10 cữ/ngày, mỗi cữ khoảng 120ml sữa;
- Trẻ từ 4-6 tháng tuổi: lúc này cơ thể bé cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển một cách nhanh chóng và hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn, có thể hoạt động tốt hơn, mẹ có thể cho bé dùng 6-8 cữ/ngày, mỗi cữ khoảng 150ml sữa.
Dấu hiệu nhận biết bé chưa ăn đủ
Đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, thật khó để nhận biết khi nào cần cho bé bú hay bé bú đã no chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu bé thông báo với mẹ rằng: bé yêu đang đói hay chưa bú đủ, giúp mẹ điều chỉnh lượng sữa phù hợp cho trẻ sơ sinh hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ:
- Nước tiểu của bé có màu sẫm hơn hoặc màu cam;
- Bé quấy khóc ngay khi sau khi vừa cho ăn xong;
- Bé có xu hướng muốn đi ngủ hơn bú mẹ;
- Bé ít đi ngoài hơn bình thường;
- Bé thường xuyên di chuyển môi;
- Bé trở thường xuyên tạo âm thanh gây chú ý cho mẹ khi đói;
- Bé có các hành động lắc đầu, lắc chân hay đưa chân lên;
- Thường xuyên nghiêng đầu về phía ngực của mẹ khi được ôm;
- Bé thè lưỡi và thường xuyên mút tay.
Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ
Cũng tương tự như khi bé đói, mẹ cũng cần chú ý đến các dấu hiệu khi bé đã bú đủ như: (2)
- Bé cảm thấy no và đẩy bầu ngực của mẹ hay bình sữa ra xa;
- Bé ngủ thiếp đi khi đang bú;
- Bé lắc đầu, ngậm miệng lại, mím môi và không muốn ăn thêm;
- Số lượng tã phải thay mỗi ngày nhiều hơn: 1-2 chiếc/ ngày trong vài ngày đầu sau sinh và sau đó, tăng lên đến 5-8 chiếc/ngày, đi tiêu 2-5 lần/ngày.
- Cân nặng tăng lên một cách ổn định: Bé tăng khoảng 100-200g/tuần trong 2 tuần đầu sau sinh cho đến tháng thứ 6,và tăng khoảng 85-150g/tuần từ tháng thứ 6 – 18;
- Bé trở nên lanh lợi, vui vẻ và năng động hơn, thể hiện sự hài lòng.
Khi bé đã đủ no, bé sẽ thông báo cho bạn qua những dấu hiệu trên. Do đó, bạn không nên bắt ép và nhồi nhét quá nhiều thức ăn cho bé. Hơn nữa, bác sĩ sẽ kiểm tra trọng lực và tốc độ phát triển của bé qua các kiểm tra sức khỏe định kỳ và đưa ra lời khuyên thiết thực cho từng trường hợp. Chính vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng khi bé ăn quá nhiều hay quá kén ăn.
Lưu ý khi các mẹ cho bé bú
Hầu hết tất cả mẹ đều mong muốn con mình có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, bé phát triển nhanh chóng, khỏe mạnh, bụ bẫm, ăn giỏi, ăn khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh các dấu hiệu cho biết bé bú đã no hay chưa, khi cho bé bú, mẹ cần lưu ý một số điều sau để tránh khiến con bị khó chịu, áp lực dẫn đến buồn bã, chán ăn:
- Không ép bé bú theo giờ định sẵn: Việc này sẽ vô tình tạo cho bé một áp lực và cảm thấy chán nản mỗi khi bú vì có thể tại thời điểm đó, bé không đói và không muốn bú. Thay vào đó, mẹ chỉ nên cho bé bú khi bé có những dấu hiệu thông báo bé muốn được ti sữa mẹ. Điều này sẽ giúp bé phát triển một cách tự nhiên và thoải mái hơn;
- Sắp xếp thời gian nghỉ giữa hai cữ bú phù hợp: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo mẹ nên cân đối khoảng cách giữa các cữ ăn của trẻ sơ sinh trong khoảng từ 2-4 giờ. Tuy nhiên, thể trạng và tốc độ phát triển của mỗi bé là khác nhau cho nên khoảng thời gian này cũng có thể dao động trong khoảng 3-5 giờ tùy thuộc vào lực bú và đồng hồ sinh học của bé;
- Chủ động cho bé bú khi bé có dấu hiệu đói, tăng cữ bú cho bé: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé là khác nhau cho nên khi bé có dấu hiệu đói, mẹ nên chủ động tăng thêm cữ bú cho bé. Trong một số trường hợp bé quấy khóc, để chắc chắn đây là dấu hiệu đói, mẹ nên kiểm tra một số vấn đề bên ngoài có thể tác động đến bé như tã bỉm, nhiệt độ phòng,…
- Tham khảo và nhờ bác sĩ tư vấn về lượng sữa theo cân nặng và giai đoạn phát triển cho bé: Mỗi bé sẽ có nhu cầu sữa và tốc độ phát triển khác nhau, mẹ nên gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết về lượng sữa phù hợp cho bé dựa trên trọng lượng, thể trạng và tốc độ phát triển của bé.
Để biết thêm thông tin về cữ ăn của trẻ sơ sinh, cách chăm sóc bé sơ sinh và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:
Cữ ăn của trẻ sơ sinh và lượng sữa trong từng cữ ăn của mỗi bé sẽ có những thay đổi khác nhau. Do đó, mẹ chỉ nên cho trẻ bú theo nhu cầu của bé và có thể tăng dần số lượng cữ ăn cho bé một cách hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi cân nặng, chiều cao của bé để có những lời khuyên thực tế về chế độ dinh dưỡng, số lượng và liều lượng các cữ ăn phù hợp với thể trạng của bé.
Giản Đơn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp