Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 18 tuổi theo tổ chức y tế thế giới

chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 -18 tuổi

Con yêu cao lớn, phát triển mỗi ngày là điều mong mỏi của bậc phụ huynh. Chính vì thế, trong những năm tháng đầu việc theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ là yếu tố “vàng” giúp mẹ nhận biết bé phát triển tốt hay không. Trong bài viết này, Fitobimbi sẽ giúp mẹ tra cứu bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé theo WHO.

✔️✔️✔️ Xem thêm:

  • Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế
  • 18 Thực phẩm tăng chiều cao cho bé

Sự phát triển cân nặng, chiều cao của bé

Khi mới chào đời chiều cao cân nặng của bé tăng lên nhanh chóng. Tại cột mốc 1 tuổi, cân nặng có thể tăng gấp đôi so với giai đoạn chào đời, chiều cao cũng thế. Bé có thể đạt 75 cm lúc này. Đến năm thứ 2, con tăng khoảng 10cm và bắt đầu từ 10 tuổi, chiều cao trung bình mỗi năm tăng thêm 5cm.

Bước qua giai đoạn phát triển khả năng tăng trưởng chiều cao cũng như cân nặng sẽ bị chững lại. Do đó trong 10 năm đầu, việc cung cấp dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng để trẻ có dự trữ tốt cho sự phát triển ở tuổi dậy thì. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, độ tuổi dậy thì, chiều cao cân nặng của bé sẽ bị chững lại, trẻ chỉ tăng 1-2 cm một năm, có khi không tăng thêm. Giai đoạn 23-25 tuổi, cơ thể của bé sẽ ngừng phát triển chiều cao.

Trẻ còi xương biếng ăn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chăm sóc

quá trình phát triển của bé theo từng tuổi

Bảng chiều cao cân nặng của bé từ 0-18 tuổi theo WHO

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem như là tiêu chuẩn vàng để mẹ theo dõi sức khỏe cũng như tình trạng phát triển của bé. Tiêu chuẩn này được WHO xây dựng nhằm giúp bố mẹ có khoảng tham chiếu chính xác trong giai đoạn từ 0-18 tuổi.

Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0-10 tuổi

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của bé gái chuẩn nhất từ lúc sơ sinh đến khi được 10 tuổi. Bố mẹ có thể dựa vào bảng này để đối chiếu xem mức độ tăng trưởng của con theo từng giai đoạn.

BẢNG CHIỀU CAO TIÊU CHUẨN CỦA BÉ GÁI TỪ 0-10 TUỔI

Tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

Giới hạn dướiTrung bìnhGiới hạn trênGiới hạn dướiTrung bìnhGiới hạn trênSơ sinh2,43,24,245,549,152,91 tháng3,24,25,549,853,757,62 tháng3,95,16,653,057,161,13 tháng4,55,87,555,659,864,04 tháng5,06,48,257,862,166,45 tháng5,46,98,859,664,068,56 tháng5,77,39,361,265,770,37 tháng6,07,69,862,767,371,98 tháng6,37,910,264,068,773,59 tháng6,58,210,565,370,175,010 tháng6,78,510,966,571,576,411 tháng6,98,711,267,772,877,812 tháng7,08,911,568,974,079,215 tháng7,69,612,472,077,583,018 tháng8,110,213,274,980,786,521 tháng8,610,914,077,583,789,824 tháng9,011,514,880,086,492,92,5 tuổi10,012,716,583,690,797,73 tuổi10,813,918,187,495,1102,72.5 tuổi11,615,019,890,999,0107,24 tuổi12,316,121,594,1102,7111,34,5 tuổi13,016,223,297,1106,2115,25 tuổi13,718,224,999,9109,4118,95,5 tuổi14,619,126,2102,3112,2122,06 tuổi15,320,227,8104,9115,1125,46,5 tuổi16,021,229,6107,4118,0128,67 tuổi16,822,431,4109,9120,8131,77,5 tuổi17,623,633,5112,4123,7134,98 tuổi18,615,035,8115,0126,6138,28,5 tuổi19,626,638,3117,6129,5141,49 tuổi20,828,241,0120,3132,5144,79,5 tuổi22,030,043,8123,0135,5148,110 tuổi23,331,946,9125,8138,6151,4

Bảng chiều cao cân nặng bé trai từ 0-10 tuổi

Dưới đây là bảng cân nặng chiều cao của các bé trai từ 0-10 tuổi. Để có thể đánh giá mức độ tăng trưởng của con theo từng giai đoạn, bố mẹ hãy thử đối chiếu với bảng số liệu dưới đây.

BẢNG CHIỀU CAO TIÊU CHUẨN CỦA BÉ TRAI TỪ 0-10 TUỔI

Tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

Giới hạn dướiTrung bìnhGiới hạn trênGiới hạn dướiTrung bìnhGiới hạn trênSơ sinh2,53,34,446,149,953,71 tháng3,44,55,850,854,758,62 tháng4,35,67,154,458,462,43 tháng5,06,48,057,361,465,54 tháng5,67,08,759,763,968,05 tháng6,07,59,361,765,970,16 tháng6,47,99,863,367,671,97 tháng6,78,310,364,869,273,58 tháng6,98,610,766,270,675,09 tháng7,18,911,067,572,076,510 tháng7,49,211,468,773,377,911 tháng7,69,411,769,974,579,212 tháng7,79,612,071,075,780,515 tháng8,310,312,874,179,184,218 tháng8,810,913,776,982,387,721 tháng9,211,514,579,485,190,924 tháng9,712,215,381,087,193,22,5 tuổi10,513,316,985,191,998,73 tuổi11,314,318,388,796,1103,52.5 tuổi12,015,319,791,099,9107,84 tuổi12,716,321,294,9103,3111,74,5 tuổi13,417,322,797,8106,7115,55 tuổi14,118,324,2100,7110,0119,25,5 tuổi15,019,425,5103,4112,9122,46 tuổi15,920,527,1106,1116,0125,86,5 tuổi16,821,728,9108,7118,9129,17 tuổi17,722,930,7111,2121,7132,37,5 tuổi18,624,132,6113,6124,5135,58 tuổi19,525,434,7116,0127,3138,68,5 tuổi20,416,737,0118,3129,9141,69 tuổi21,328,139,4120,5132,6144,69,5 tuổi22,219,642,1122,8135,2147,610 tuổi23,231,245,0125,0137,8150,5

Bảng chiều cao cân nặng của nam, nữ từ 10 -18 tuổi

Nếu như 10 năm đầu đời, chiều cao cân nặng của bé phát triển rất nhanh thì ở giai đoạn dậy thì 10-18 tuổi sự tăng trưởng này sẽ bị chững lại. Cụ thể:

Nam giớiTuổiNữ giớiChiều caoCân nặng Chiều caoCân nặng138.4 cm32 kg10 tuổi138.4 cm31.9 kg143.5 cm35.6 kg11 tuổi144 cm36.9 kg149.1 cm39.9 kg12 tuổi149.8 cm41.5 kg156.2 cm45.3 kg13 tuổi156.7 cm45.8 kg163.5 cm50.8 kg14 tuổi158.7 cm47.6 kg170.1 cm56.0 kg15 tuổi159.7 cm52.1 kg173.4 cm60.8 kg16 tuổi161.5 cm53.5 kg175.2 cm64.4 kg17 tuổi162.5 cm54.4 kg175.7 cm66.9 kg18 tuổi163 cm56.7 kg

Hướng dẫn tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Dựa vào bảng cân nặng chiều cao của trẻ dưới 10 tuổi mà WHO đưa ra, mẹ hoàn toàn có thể biết bé phát triển tốt hay không. Dưới đây là cách tra cứu và những trường hợp đặc biệt khi theo dõi bảng chỉ số này.

  • Trung bình: Chỉ số trung bình có nghĩa là trẻ đang ở mức phát triển bình thường
  • Giới hạn dưới: Chỉ số thấp, có nghĩa là trẻ đang bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu cân
  • Giới hạn trên: Chỉ số cao, có nghĩa là trẻ đã bị mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao)

Ngoài việc theo dõi bảng cân nặng chiều cao của bé, bố mẹ có thể dựa các tiêu chí khác. Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi nhất định, chuyên gia lại có những lưu ý riêng. Cụ thể:

Đối với bé từ 0-5 tuổi

chỉ số chiều cao cân nặng với trẻ từ 0 - 5 tuổi

Giai đoạn 0-5 tuổi là quãng thời gian mà trẻ bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh cũng như phát triển mạnh về thể chất. Có 3 chỉ số mà mẹ cần phải lưu ý ngoài bảng cân nặng cho bé. Cụ thể:

  • Chỉ số cân nặng tính theo tuổi: Nếu kết quả đo được trên bảng cân nặng chuẩn cho bé
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi: Nếu kết quả đo được trên bảng chiều cao của bé
  • Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng đo được của bé gái hoặc trai có kết quả

Đối với trẻ từ 5-15 tuổi

Giai đoạn 5-15 tuổi được coi là “thời điểm vàng” để bé phát triển chiều cao. Lúc này ngoài bảng cân nặng tiêu chuẩn, thì với trẻ 10 tuổi mẹ cần chú ý đến BMI (lượng mỡ trong cơ thể). Công thức tính chỉ số này khá đơn giản. Mẹ chỉ cần lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao là ra.

Dựa vào chỉ số BMI, các bậc phụ huynh có thể biết con mình bị suy dinh dưỡng hay đang nằm trong diện béo phì. Từ đó có cách điều chỉnh chế độ ăn uống hỗ trợ quá trình phát triển tối ưu. Cụ thể:

  • Nếu BMI
  • Nếu BMI từ 16-16.9: Bé rất nhẹ cân
  • Nếu BMI từ 17- 18.4: Bé nhẹ cân
  • Nếu BMI từ 18.5 đến 24.9: Bé phát triển bình thường
  • Nếu BMI từ 25-29.9: Bé đang bị thừa cân
  • Nếu BMI từ 30- 34.9: Bé thuộc diện béo phì loại 1
  • Nếu BMI từ 35- 39.9: Bé thuộc diện béo phì loại 2
  • Nếu BMI lớn hơn 40: Bé thuộc diện béo phì loại 3

Đối với trẻ từ 15- 18 tuổi

Bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể của trẻ đã dần hoàn thiện vì thế chiều cao cân nặng sẽ được xác định dựa vào chỉ số BMI theo công thức sau:

Cân nặng (kg) BMI= Chiều cao x Chiều cao

  • Nếu chỉ số này cho ra kết quả
  • Nếu chỉ số chiều cao theo tuổi

Hướng dẫn đo chiều cao chuẩn của trẻ

Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ mà WHO đưa ra chính là tiêu chuẩn ban đầu để mẹ so sánh, nhận biết quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quan về kết quả này việc đo chiều cao cần phải thực hiện chính xác từ đầu. Dưới đây Fitobimbi sẽ hướng dẫn mẹ các bước xác định chiều cho cho bé.

Đo chiều cao cho bé dưới 2 tuổi bằng thước chuyên dụng

Để đo chiều cao cho trẻ dưới 2 tuổi mẹ nên sử dụng thước đo chuyên dụng. Đầu tiên cho bé nằm ngửa, đầu chạm vào cạnh của thước đo.

Sau đó một người giữ đầu bé thẳng, mắt nhìn lên trần. Một người giữ 2 đầu gối, đưa mảnh gỗ áp sát gót chân. Rồi đọc kết quả đo được.

Theo các chuyên gia, ở giai đoạn này bố mẹ nên đo chiều cao cho bé mỗi tháng 1 lần rồi so sánh với bảng tiêu chuẩn để biết bé có phát triển tốt không.

Hướng dẫn đo chiều cao cho bé dưới 2 tuổi
Hướng dẫn đo chiều cao cho bé dưới 2 tuổi

Đo chiều cao cho bé trên 2 tuổi

2 tuổi trẻ đã có thể đứng được. Vì thế bố mẹ nên đo chiều cao bằng thước cố định được gắn trên tường. Các bước đo lần lượt là:

  • Đảm bảo thước đo chiều cao đã được cố định thẳng đứng. Thân thước vuông góc với sàn và vạch số 0 sát nền
  • Cho bé đứng vào vị trí thước đo cố định, chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường
  • Đầu, vai, mông, bắp chân của bé phải áp sát tường
  • Mắt nhìn thẳng ra trước, 2 tay buông thõng theo thân
  • Dùng bảng gõ áp sát đỉnh đầu sao cho vuông góc với thước rồi đọc và ghi kết quả

Sau đó mẹ nên so sánh kết quả với bảng chiều cao cân nặng của trẻ vì giai đoạn này sự phát triển của bé sẽ còn phụ thuộc vào yếu tố giới tính.

Hướng dẫn đo cân nặng chuẩn cho bé

Khác với chiều cao, việc đo cân nặng tương đối dễ dàng với trẻ. Mẹ sẽ có thể dễ dàng chọn được loại cân phù hợp như cân lòng máng, cân treo, cân đòn, cân điện tử hay cân đồng hồ. Theo chuyên gia để đảm bảo độ chính xác, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Vị trí đặt cân cần phải thoáng mát về hè, kín gió về đông, đồng thời đảm bảo ánh sáng tốt nhất
  • Nếu là cân bàn thì phải chọn nơi bằng phẳng, chắc chắn, thuận lợi cho bé bước lên
  • Nếu là cân treo đồng hồ thì cần chọn lựa vị trí chắc chắn. Mặt cân ngang tầm với mắt của người đo, dây treo bền chắc. Còn nếu là cân đòn treo thì cần có dây bảo vệ quả cân

Sau đó tiến hành đo bảng cân nặng của trẻ như sau:

  • Chỉnh cân về số 0 hoặc vị trí thăng bằng sau mỗi lần dùng để đảm bảo độ chính xác
  • Xác định cân nặng của bé vào thời điểm nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy hoặc sau tiểu tiện, chưa ăn uống gì. Nếu các điều kiện lý tưởng ở trên không đạt mẹ hãy đo lường cân nặng trước ăn và giờ lao động
  • Ngoài ra để đảm độ chính xác mẹ nên cho bé cởi bỏ giày dép, mũ nón và một số vật dụng không cần thiết
  • Đặt bé đứng giữa bàn cân, mắt nhìn thẳng, không cử động. Với trẻ nhỏ mẹ có thể đặt nằm ngửa hoặc ngồi giữa lòng máng hoặc thúng
  • Sau đó nhìn thẳng mặt cân, đọc khi kết quả được giữ thăng thằng

Tiêu chí đánh giá sự phát triển của bé ngoài chiều cao, cân nặng

Ngoài bảng cân nặng bé gái và bảng cân nặng bé trai thì mẹ có thể đánh giá quá trình phát triển của con dựa vào yếu tố dưới đây.

Phát triển về thể chất

Trẻ nhỏ phát triển thể chất nếu có một trong những dấu hiệu sau:

  • Điều chỉnh tốc độ đi, chạy nhanh hoặc chậm tùy theo hiệu lệnh
  • Xác định mục tiêu và ném trúng địch
  • Trẻ có thể nhận ra nét chữ, hình vẽ và làm theo mẫu

Phát triển về mặt nhận thức

Ngoài bảng cân nặng chiều cao của trẻ thì nhận thức cũng là tiêu chí “vàng” cho thấy trẻ đang lớn khôn mỗi ngày. Cụ thể, theo như WHO, trẻ được coi là phát triển nhận thức khi có các dấu hiệu sau:

  • Có khả năng phân biệt sự vật xung quanh nhờ vào đặc điểm cơ bản của chúng
  • Con đã bắt đầu “bập bẹ” làm quen với khái niệm “số”. Có thể đếm được từ 1-10 và phân biệt thứ tự của chúng
  • Biết tò mò, tìm hiểu và phán đoán hiện tượng xung quanh. Bé sẽ có thể đặt ra hàng trăm câu hỏi vì sao cho mẹ mỗi ngày
  • Bắt đầu hiểu được những khái niệm cơ bản về thời gian như hôm nay, hôm qua, ngày mai
  • Con cũng sẽ biết đóng vai, phân biệt tình huống giữa thật và tưởng tượng
Ngoài bảng chiều cao cân nặng của trẻ thì nhận thức cũng quan trọng
Ngoài bảng chiều cao cân nặng của trẻ thì nhận thức cũng quan trọng

Khả năng khôn ngữ

Nếu như thể chất, nhận thức là tiêu chuẩn đầu của sự phát triển thì ngôn ngữ chính là phương tiện để con đạt được điều đó.

Theo chuyên gia, một đứa trẻ hoạt ngôn sẽ có lợi thế phát triển lâu dài. Vì thế để đánh giá trẻ mẹ hãy chú ý những biểu hiện sau:

  • Khi nghe mẹ kể chuyện, đọc thơ con không ngắt lời
  • Biết cách thể hiện cảm xúc khi nghe như gật đầu hoặc thể hiện qua nét mặt
  • Sau một thời gian, bé đã có thể nghe đọc và kể lại được câu chuyện này
  • Đặc biệt bé đã có thể nhận ra một số ký hiệu quen thuộc, có khả năng sáng tạo các hình theo cách đơn giản của mình

Quan hệ với người xung quanh

Thước đo cuối cùng ngoài bảng cân nặng chiều cao của trẻ chính là mối quan hệ với những người xung quanh. Cụ thể:

  • Trẻ có thể thực hiện công việc được giao
  • Hiểu được trách nhiệm cần phải tuân thủ như nề nếp, quy tắc ở một số nơi
  • Con biết quan tâm và biểu đạt cảm xúc với bố, mẹ và người thân

6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Chiều cao, cân nặng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như sau:

Gen di truyền

Chiều cao, cân nặng của trẻ thường có xu hướng gia tăng trong các gia đình. Điều này phần nào cho thấy vai trò của gen với sự tăng trưởng ở trẻ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, nguy cơ trẻ bị thừa cân sẽ cao nếu bố hoặc mẹ từng bị béo phì. Các gen sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc dự trữ chất béo trong cơ thể bé.

Môi trường sống và sinh hoạt hàng ngày

Cũng là yếu tố ảnh hưởng tới bảng chiều cao cân nặng của trẻ. Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, tình trạng suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ. Nó không chỉ tác động đến mật độ xương mà còn trì hoãn khả năng phát triển ở tuổi dậy thì.

Vì thế mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho con trong từng giai đoạn phát triển, nhất là canxi, sắt, kẽm. Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng thì môi trường cũng phần nào quyết định quá trình phát triển thể chất ở trẻ. Ví dụ khi sống trong một khu vực có nhiều cửa hàng tạp hóa trẻ sẽ có khả năng tiếp cận các loại thực phẩm chất lượng tốt hơn. Ngược lại nếu sống ở nơi có không gian xanh, hoạt động thể chất của bé sẽ phát triển nhiều.

Tình trạng sức khỏe của trẻ

Một số vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng chiều cao, cân nặng của bé như:

  • Thiếu dinh dưỡng
  • Bị bệnh về thận, phổi hoặc tim
  • Gặp các vấn đề về hệ thống tiêu hóa
  • Bé bị căng thẳng quá mức

Sức khỏe mẹ bầu trong quá trình mang thai

Trên thực tế trẻ đã bắt đầu phát triển thể chất và các cơ quan ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó, thời kỳ mang thai mẹ cần bổ sung dinh dưỡng nhất là các chất như sắt, acid folic, canxi, DHA, Omega,…

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mẹ bầu thường xuyên căng thẳng sẽ có tác động xấu đến sức khỏe cũng như trí tuệ của bé. Con có nguy cơ trầm cảm, sụt cân nếu như tình trạng này kéo dài.

Sự quan tâm của bố mẹ

Bố mẹ thường xuyên chăm sóc, trông giữ cũng sẽ góp phần giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng hiệu quả. Nghiên cứu của Viện quốc gia về sức khỏe trẻ em (Hoa Kỳ) cho thấy sự chăm sóc của bố mẹ là yếu tố tác động tích cực đến thể chất, tinh thần của trẻ từ lúc sinh ra đến khi dậy thì.

Sự luyện tập thể dục thể thao

Theo chuyên gia dinh dưỡng, những trẻ thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao sẽ có chiều cao tốt hơn bạn bè trang lứa. Đặc biệt là những môn thể thao như bóng rổ, bơi lội. Không chỉ giúp bé phát triển chiều cao, vận động còn là phương thức giúp cho quá trình hấp thụ, trao đổi diễn ra bình thường. Trẻ tăng cân, phát triển khỏe mạnh cả về thể chất, trí não.

Trẻ chăm tập luyện chiều cao cân nặng sẽ đạt đủ chuẩn
Trẻ chăm tập luyện chiều cao cân nặng sẽ đạt đủ chuẩn

Bí quyết để bé phát triển chiều cao, cân nặng đạt chuẩn

Nuôi con cao lớn, thông minh là điều mà các mẹ bỉm mong muốn. Nhưng có rất nhiều yếu tố chủ quan khiến trẻ không đạt được bảng chiều cao, cân nặng như WHO đưa ra. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này. Hãy cùng bỏ túi những mẹo vặt sau.

Cho bé vận động thường xuyên

Vận động là cách tốt nhất để bé phát triển chiều cao cũng như cân nặng. Theo chuyên gia, quá trình vận động không chỉ giúp cho cơ thể của bé săn chắc, khỏe mạnh mà còn thúc đẩy hormone tăng trưởng tiết ra. Từ đó kích thích phát triển chiều cao cũng như cân nặng hiệu quả. Vì thế để con cao lớn, khỏe mạnh mẹ hãy dành nhiều thời gian cho bé đi chơi.

Cho bé tiếp xúc với ánh nắng

Theo chuyên gia 80% vitamin D mà trẻ nhận được là từ ánh nắng. Vì vậy mẹ nên cho con tiếp xúc khoảng 20-30 phút mỗi ngày. Tốt nhất là tiếp xúc ánh nắng từ lúc 7h30 đến 9h. Vì lúc này nắng chưa có tia cực tím.

Một cách tắm nắng an toàn cho bé là để con nằm trên xe, đưa đi dạo mát ở nơi có không khí trong lành, ít xe cộ.

Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là yếu tố vàng giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng. Theo như nghiên cứu khoa học, hệ xương của bé phát triển mạnh nhất là vào lúc ngủ, đặc biệt khung giờ 22-4h sáng hàng ngày. Lý do là bởi lúc này hormone tăng trưởng GH tiết nhiều, giúp xương hấp thụ canxi hiệu quả. Vì thế trong khoảng thời gian phát triển, mẹ nên cho bé ngủ sớm, trước 21h với trẻ chưa học và 22h với trẻ đã đi học.

Ngoài ra để con có được một giấc ngủ ngon, phụ huynh cũng nên chú ý đến không gian ngủ, đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát đồng thời lựa chọn quần ráo thoáng mát cho bé.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bé

Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến bảng chiều cao cân nặng của trẻ. Vì vậy để con phát triển khỏe mạnh, bữa ăn hàng ngày cần phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất sau: Protein, đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên các thực phẩm này cần được đưa vào bữa ăn một cách tự nhiên, đa dạng. Không nên ép bé phải ăn quá nhiều hoặc bỏ sót bất kỳ chất gì. Bởi vì điều này sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, khiến con thiếu chất và không phát triển.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ phụ thuộc vào chế độ ăn rất nhiều
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ phụ thuộc vào chế độ ăn rất nhiều

Tạo môi trường sống tốt cho bé

Để trẻ phát triển chiều cao, cân nặng bố mẹ không nên cho bé tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử. Chúng là những thứ gây nghiện và ảnh hưởng lớn quá trình phát triển của con. Thay vì cho trẻ sử dụng tivi, điện thoại, ipad thì hãy ưu tiên hoạt động ngoài trời bổ ích.

Bên cạnh đó để sự phát triển chiều cao cũng như cân nặng của bé đạt kết quả tốt. Bố mẹ cần phải hạn chế hút thuốc, dùng chất kích thích hoặc đòi roi, la mắng khi dạy con.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong những năm đầu. Vì vậy từ 0-18 tuổi mẹ nên theo dõi chỉ số ở bảng chiều cao cân nặng của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguồn: Fitobimbi