Ở bài viết trước, Phaplynhanh.vn đã trình bày bể hụi là gì? Vậy khi bể hụi thì Tòa án xử thế nào người không có tài sản? Khi bể hụi thì hụi viên cần làm gì? Tìm hiểu cùng Phaplynhanh.vn qua bài viết sau đây
- Trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách nhận biết
- Ngập lụt thường xảy ra vào mùa nào và ở đâu? Biện pháp an toàn mùa lũ
- Hà Nội: 5 địa chỉ mua khuôn làm bánh trung thu tiện lợi, dễ dàng và giá thành phải chăng
- 10/11 cung gì? Tính cách, tình yêu, sự nghiệp, sức khoẻ 2024
- Dòng điện trong chất khí – Lý thuyết CĂN BẢN
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015
Bạn đang xem: Bể hụi thì Tòa án xử thế nào người không có tài sản?
Nghị định 19/2019/NĐ-CP
Bể hụi thì Tòa án xử thế nào người không có tài sản?
Quan hệ chủ hụi với con hụi là một loại giao dịch mang nhiều rủi ro. Để hạn chế các rủi ro đó thì pháp luật Việt Nam đã quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, …
Xem thêm : Những loại trái cây cúng tổ nghề bạn nên biết
Từ đó, khi bên chủ hụi bị bể hụi mà mất khả năng thanh toán tiền hụi thì thành viên có thể trao đổi thỏa thuận với bên chủ hụi về việc dùng tài sản để thực hiện thanh toán hoặc yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết trong trường hợp này.
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP, nếu như có tranh chấp về họ, hụi, biêu, phường thì giải quyết theo các phương án sau đây:
- Ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng.
- Khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo hướng dân sự.
Khi đó, hụi viên cần làm hồ sơ gồm các loại văn bản giấy tờ như:
- Đơn khởi kiện dân sự.
- Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân.
- Các tài liệu, chứng minh về việc chơi hụi với nhau.
Xem thêm : Sau đẻ mổ được ăn cá không? Nên và không nên ăn những gì?
Nếu có đủ dấu hiệu thì thành viên nhóm hụi có thể làm đơn tố cáo ra phía cơ quan công an để xử lý về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc các hành vi vi phạm khác. Lúc này, việc cần làm của thành viên nhóm hụi là phải làm đơn tố cáo, tố giác đến phía cơ quan Công an quận/ huyện tại nơi chủ hụi đang cư trú (bao gồm nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú).
Trong trường hợp bên chủ hụi bị vỡ hụi mà không có tài sản thế chấp, cầm cố hay mất khả năng chi trả khoản tiền hụi thì thành viên nhóm hụi gần như không có cơ hội lấy lại tài sản. Khi đó, bên thành viên chơi hụi phải khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Tòa án sẽ ra một bản án để phán quyết xem nghĩa vụ thanh toán là bao nhiêu và thời gian thanh toán là bao giờ. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả khoản tiền hụi dựa trên bản án (tự nguyện thi hành). Nếu bên chủ hụi không tự nguyện chấp hành bản án thì bên thành viên có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.
Trên đây là bài viết tham khảo của Phaplynhanh.vn trả lời câu hỏi Bể hụi thì Tòa án xử thế nào người không có tài sản? Nếu bạn còn thắc mắc các quy định về bể hụi, hãy liên hệ với chúng tôi. Phaplynhanh.vn luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0907 520 537 hoặc Fanpage: Luật sư Bình Dương của phaplynhanh.vn. Nếu bạn đang cần trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ hồ sơ, thủ tục.
Phaplynhanh.vn hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau cho rất nhiều khu vực như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp