Sổ mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sổ mũi thường sẽ tự khỏi sau khoảng một tuần mà có thể không cần uống thuốc gì. Tuy nhiên, đối với trẻ em, chưa có sức đề kháng tốt, nên bệnh sẽ kéo dài hơn thâm chí cả tháng vẫn chưa khỏi. Đôi khi còn xuất hiện hiện tượng nước mũi lúc xanh, lúc vàng, và thỉnh thoảng còn có ho.
Khi gặp tình trạng này bố mẹ cần phải biết cách xử lý trẻ bị sổ mũi kéo dài để tránh trường hợp để lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều biến chứng tai, mũi, họng khác. Để biết được cách xử lý trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi, cần phải biết những nguyên nhân nào khiến bé bị sổ mũi dưới đây.
Bạn đang xem: 6 biện pháp chữa trị trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi
Sổ mũi là bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ, nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên sổ mũi khiến bé khó thở, biến ăn, thường hay quấy khóc,…Tình trạng này kéo dài làm cho ba mẹ cảm thấy mệt mỏi và hoang mang không biết bé có bị bệnh gì nữa không, mà tại sao trẻ bị sổ mũi kéo dài hoài không hết?
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, khiến bé bị sổ mũi lâu ngày không khỏi:
Sự thay đổi của thời tiết
Khi vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông, nắng mưa thay đổi thất thường, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Lúc này, cơ thể chưa thích nghi kịp với sự thay đổi của thời tiết, nên vi khuẩn dễ xâm nhập khiến trẻ bị nhiều bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, ho, chảy nước mũi…
Trẻ bị viêm xoang cấp tính
Viêm xoang cấp tính cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi. Khi bị viêm xoang cấp tính trẻ có thể bị chảy nước mũi vàng hoặc xanh, niêm mạc bị sưng đỏ. Khi bé gặp phải tình trạng này bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác và có cách điều trị phù hợp.
Dị ứng
Theo bác sĩ cho biết thì khi bé tiếp xúc với các vật lạ qua đường hô hấp như phấn hoa, nước hoa, lông thú cưng,… Làm kích thích hệ miễn dịch của trẻ khiến trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài.
Lạm dụng thuốc xịt mũi quá mức
Khi bé bị sổ mũi bố mẹ thường điều trị cho bé ở nhà bằng cách dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Tuy nhiên với mong muốn bé nhanh khỏi bệnh bố mẹ đã lạm dụng thuốc quá đà, điều này không những làm bệnh không khỏi, ngược lại còn khiến bệnh trầm trọng hơn làm cho trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi.
6 cách chữa trị khi bé sổ mũi kéo dài lâu ngày
Có nhiều phương pháp để chữa khi bé sổ mũi kéo dài lâu ngày không khỏi, tuy nhiên cần phải biết chính xác nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi. Nếu bố mẹ chưa biết rõ nguyên nhân do đâu thì nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và cho lời khuyên chính xác.
Nếu bố mẹ đã biết nguyên nhân gây bệnh thì có thể tham khảo một số cách chữa cho trẻ bị sổ mũi kéo dài lâu ngày không khỏi sau đây:
Rửa mũi và xịt nước muối sinh lý cho bé: Rửa mũi thường xuyên sẽ giúp bé giảm bớt dịch nhầy trong mũi để giúp bé dễ thở hơn. Nước muối sinh lý sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh nằm trong mũi của bé.
Xem thêm : Tìm hiểu về Âm lịch, Dương lịch và năm Nhuận
Lưu ý khi xịt mũi cho bé, bố mẹ cần để bé nằm nghiêng và đầu lúc nào cũng cao hơn chân để khi xịt nước vào trong mũi của bé sẽ không làm bé bị sặc hay ngạt nước. Khi xịt mũi, bố mẹ tránh xịt trực tiếp vào mũi bé mà nên xịt chéo sang 2 bên thành mũi để đảm bảo an toàn cho bé.
Tăng cường sức đề kháng cho bé: Ngoài việc sử dụng các phương pháp để điều trị sổ mũi cho bé, bố mẹ còn cần phải tăng cường bổ sung sức để kháng cho bé. Bằng cách cho trẻ uống nhiều nước uống trái cây để bổ sung khoáng chất và vitamin để giúp bé có sức chống lại các bệnh về hô hấp đặc biệt vào những thời điểm giao mùa.
Xông hơi và vệ sinh thường xuyên cho trẻ bằng nước ấm: Việc vệ sinh cho bé bằng nước ấm để tránh bé bị cảm lạnh. Xông hơi sẽ làm tăng nhanh quá trình tan đờm trong mũi giúp bé dễ thở hơn. Nhưng biện pháp này chỉ tan dịch nhầy trong thời gian ngắn và nên áp dụng với những bé có triệu chứng nặng để giúp bé dễ chịu hơn.
Trẻ sổ mũi kéo dài dẫn tới những biến chứng gì?
Sổ mũi tuy không ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe nhưng nếu để tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm về đường hô hấp khác. Theo các bác sĩ tai, mũi, họng tư vấn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà biến chứng sẽ có nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau.
Nếu trẻ bị sổ mũi do các tác nhân vật lý như dị ứng, lâu ngày không khỏi sẽ dẫn tới viêm xoang, hay nhức đầu, khó tập trung. Nếu bé bị sổ mũi do vi khuẩn gây bệnh, có thể sẽ dẫn tới ho, viêm phế quản, làm viêm niêm mạc, đọng mủ làm tắc nghẽn đường lưu thông giữa mũi và tai.
Xem thêm: Cách trị ho sổ mũi cho trẻ trên 1 tuổi ngay tại nhà
Nếu trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi, kèm theo nhiễm trùng kéo dài, sẽ có nhiều tác động tiêu cực tới thính giác của bé, bởi vì mũi của bé được thông với tai giữa phía sau vòm họng.
Cách phòng tránh để trẻ không bị sổ mũi kéo dài
Ông bà ta nói rất đúng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đừng để bệnh xảy rồi ra mới bắt đầu đi chữa mà hãy phòng tránh nó trước để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Dưới đây là một số cách phòng tránh sổ mũi cho bé mà các mẹ có thể tham khảo:
Vệ sinh nhà sạch sẽ
Không gian nhiều bụi bặm ô nhiễm là những nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi. Vì thế cần phải thường xuyên vệ sinh nhà sạch sẽ để tránh những tác nhân gây bệnh cho bé. Đặc biệt là khu vực vui chơi, sinh hoạt của bé, không cho bé tiếp xúc với những người đang bị bệnh hoặc những chất dị ứng với cơ thể bé.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trẻ bị sổ mũi kéo dài là một vấn đề phổ biến ở trẻ và có thể là dấu hiệu của nhiều yếu tố khác nhau như dị ứng, nhiễm trùng, hoặc tiếp xúc với chất kích thích. Việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là rất quan trọng để giúp họ đối phó hiệu quả với những thách thức này. Giấc ngủ đủ và chất lượng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của trẻ, bao gồm cả chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, đảm bảo rằng trẻ nhận được nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein chất lượng cao. Những thực phẩm này cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxi cần thiết cho sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.
Vệ sinh bằng nước muối sinh lý
Xem thêm : 6 mẹo hay giúp bạn đuổi ong ra khỏi nhà đơn giản lại an toàn
Không phải bị bệnh mới có thể dùng nước muối sinh lý để chữa bệnh mà lúc khỏe mạnh cũng nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý hằng ngày để phòng ngừa và tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh tiềm ẩn.
Không làm dụng thuốc kháng sinh
Đối với trẻ em tuyệt đối không được lạm dụng thuốc kháng sinh. Bởi vì hệ miễn dịch của bé đang phát triển nếu dùng thuốc kháng sinh nhiều sẽ làm cho hệ miễn dịch của bé không phát triển mà phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc.
Giữ ấm cơ thể cho bé
Đối với trẻ em, hệ miễn dịch của bé của phát triển đầy đủ nên chưa có khả năng tự chống lại các bệnh cúm mùa vào những thời điểm giao mùa. Do đó việc giữ ấm cơ thể cho bé vào những thời điểm thời tiết thay đổi là vô cùng quan trọng.
Khi nào cần đến bác sĩ khi trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài?
Trẻ em ở mọi lứa tuổi nên đi khám bác sĩ nếu cảm lạnh có vẻ trở nên tồi tệ hơn với các triệu chứng sau:
Sốt.
Thở nhanh, khò khè , rút lõm lồng ngực.
Ho nhiều đến mức bị nghẹt thở hoặc nôn mửa.
Bị ho hơn một tuần.
Chảy mủ ở một hoặc cả hai mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
Trẻ không muốn ăn hoặc ngủ, rất cáu kỉnh và không thể an ủi.
Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài chuyển sang chảy nước mũi đặc hoặc có màu (hơi vàng hoặc hơi xanh) trong thời gian dài.
Bé có dấu hiệu viêm tai giữa (đau dữ dội trong tai, chảy mủ tai).
Hy vọng với những thông tin trên Hapacol có thể giúp bạn tìm ra được nguyên nhân khiến trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi và cách phòng tránh để trẻ không bị sổ mũi kéo dài hiệu quả.
- Bình luận bằng Facebook
- Bình luận
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp