Tróc da tay thiếu chất gì? Tróc da tay phải làm sao?

Tróc da tay thiếu chất gì là những băn khoăn của rất nhiều người khi có hiện tượng tróc da tay gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.

1. Tróc da tay thiếu chất gì?

Thông thường người bệnh cho rằng tróc da tay là do thiếu chất, nhưng thực chất các bác sĩ đã chỉ ra rằng, không phải chỉ có thiếu vitamin mới là nguồn gốc gây ra hiện tượng bong da ở tay, mà còn có thể kể đến những nguyên nhân sau đây:

− Viêm da cơ địa: bệnh nhân có cơ địa dị ứng với một yếu tố nào đấy như hải sản, thời tiết…

− Viêm da tiếp xúc: nhiều người có phản ứng ngoài da với các hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng;

− Do các bệnh lý ngoài da chẳng hạn như tổ đỉa, ghẻ, eczema, nấm ngoài da, vảy nến…

− Ngoài ra có thể do một vài nguyên nhân khác ví dụ như rối loạn dây thần kinh thực vật khiến cho mồ hôi tay đổ nhiều không kiểm soát làm người bệnh rất dễ bị lột da chân tay; thiếu dinh dưỡng, mà cụ thể là vitamin A, B, C… cũng khiến da tay chân bị bong tróc.

2. Tróc da tay phải làm sao?

Khi có dấu hiệu tróc da tay, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hiệu quả.

Mặc dù không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên chứng bong da tay chân, nhưng trong quy tắc điều trị căn bệnh này, người bệnh vẫn được khuyên nên bổ sung các vitamin để tăng cường hiệu quả hồi phục bệnh, hạn chế vấn đề tái phát về sau. Cần bổ sung các loại vitamin như:

− Vitamin A: có trong trứng gà; các loại hoa quả và rau màu xanh, đỏ, vàng; dầu gan cá…

− Vitamin nhóm B: trong đó:

− Vitamin B1: có trong ngũ cốc, các loại đậu, rau xanh, quả rắn…

− Vitamin B2: có trong trứng, sữa bò, gan, các loại rau xanh và đậu.

− Vitamin B3: có trong cá, các loại thịt, nấm, đậu xanh, quả bơ…

− Vitamin B12: có trong các loại hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa chua…

− Vitamin C: các loại hoa quả chín như cam, táo, bưởi…

− Vitamin PP: các loại rau có màu xanh, thực phẩm giàu protein, gan động vật, hạt lạc…

Bên cạnh đó, để đối phó với những nguyên nhân khác gây bong da tay chân, chúng ta nên tạm thời hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất, nhất là hóa chất có tính tẩy rửa mạnh; đến khám da liễu tại các viện uy tín để phát hiện chính xác nguyên nhân bệnh và có phương pháp điều trị đúng hướng.