Thế giới quan của Đêmôcrit (khoảng 460 – 370 tr.CN)

Giữa tồn tại (tức các nguyên tử) và cái không – tồn tại (tức khoảng không) có nhiều đặc tính khác nhau. Các nguyên tử thì đậm đặc hoàn toàn, còn khoảng không lại hoàn toàn trống rỗng. Các nguyên tử thì rất đa dạng trong khi khoảng không lại thuần nhất. Các nguyên tử bao giờ cũng có kích thước, hình dạng nhất định (Đêmôcrít chưa đạt đến quan niệm khẳng định khối lượng của nguyên tử), nhưng khoảng không lại vô tận và không có hình dạng nào cả.

Nguyên tử, theo Đêmôcrít, là hạt vật chất nhỏ nhất, tới mức không thể phân chia thêm được nữa. Chúng tồn tại vĩnh viễn, và trong lòng chúng không hề có vận động. Các nguyên tử có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình tam giác, hình cong, hình lõm V.V.. Chính sự đa dạng về hình thức của chúng là yếu tố tạo nên sự đa dạng của các sự vật mà chúng cấu thành. Các nguyên tử không chỉ khác nhau về hình dạng mà cả về trình tự và thể trạng nữa. Chúng không có màu sắc, âm thanh, mùi vị… Các đặc tính này là kết quả bởi sự tác động của các nguyên tử lên các giác quan con người. Các nguyên tử không thể biến thành nhau. Chúng vận động trong khoảng không tựa như những hạt bụi chuyển động trong không khí mà chúng ta nhìn thấy được qua những tia nắng mặt trời. Chính nhờ có khoảng không mà có chỗ để cho các nguyên tử vận động. Vận động là bản chất của các nguyên tử, diễn ra do sự va chạm giữa chúng và cũng tồn tại vĩnh viễn như bản thân nguyên tử vậy.

Dưới con mắt của Đêmôcrit, mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều được tái tạo từ các nguyên tử và khoảng không. Sự xuất hiện hay mất đi của vật này hay vặt khác là kết quả việc kết hợp hay phân tán của các nguyên tử. Mọi biến đổi của sự vật thực chất là sự thay đổi trình tự sắp xếp của các nguyên tử tạo nên chúng. Còn bản thân mỗi nguyên tử thì không thay đổi gì cả. Như vậy, một mặt Đêmôcrít duy trì các nguyên lý bảo tồn tồn tại của Parmenit, coi các nguyên tử làã bất biến, vĩnh viễn, mặt khác lại ủng hộ quan niệm của Hêraclit cho rằng mọi sự vật đều biến đối không ngừng.

Vũ trụ nói chung, theo Đêmócrít là khoảng không vô cùng tận trong đó chứa đựng vô số thế giới khác nhau được cấu từ vô vàn các loại nguyên tử. Không bàn đến các vân để nguồn gốc của các nguyên từ và vũ trụ nói chung, Đêmôcrít tìm cách giải thích sự hình thành các thế giới khác nhau trong vũ trụ. Theo ông các thế giới này đựơc sinh ra đều có căn nguyên của chúng. Vì mức độ phân bố các nguyên tử trong khoảng không là không đều nhau, nên ở khoảng không nào chứa nhiều nguyên tử thì chúng thường xuyên va chạm vào nhau, tạo thành các luồng gió xoáy tròn, đây các nguyên tử nặng và to quy tụ vào thành tâm. Các nguyên tử nhẹ và nhỏ hơn thì bị đẩy ra vùng ngoại biên. Nhờ đó các hành tinh, kể cả trái đất, được tạo nên. Lửa, không khí, ánh sáng nhờ những luồng gió xoáy – do chuyển động của các nguyên tử theo hình xoáy tròn – đã tạo ra bầu trời. Các hành tinh cũng thuộc về thế giới chúng ta. Mỗi thế giới tựa như một hình cầu được khép kín bởi các nguyên tử có hình cong. Các thế giới cũng nằm trong quá trình biến đổi, vận động không ngừng.

Quan niệm về tất yếu và ngẫu nhiên: Khẳng định tính quy luật trong sự phát triển của các sự vật, Đêmôcrít cho rằng không cái gi sinh ra hay mất đi mà lại không có cân nguyên cá. Phê phán các quan niệm duy tâm thừa nhận tồn tại các lực lượng siêu nhiên thống trị và điều khiển thế giới, Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận cho rằng các quy luật chi phối sự phát triển của sự vật đều là các lực lượng vật chất. Hơn nữa, họ không đồng nhất tính tất yếu với tính nhân quả cho rằng cái ngẫu nhiên cũng có căn nguvên của nó tuy ta chưa biết, do đó nó mang tính chủ quan. Vì thế một khi chúng ta biết được nguyên nhân của cái ngẫu nhiên thì nó không còn ngẫu nhiên nữa. Cho nên trên thực tế về cơ bản chỉ tồn tại tính tất yếu. Trong cuộc sống nếu chỉ dựa vào sự ngẫu nhiên thì chỉ làm con người thêm lười biếng mà thôi.