Nhiều người thắc mắc bệnh gout có ăn được thịt lợn không? Để tìm câu trả lời, mời bạn đọc tham khảo qua bài viết bên dưới nhé.
Tác động của thịt đỏ với cơ thể con người
Thịt lợn thuộc nhóm thịt đỏ, có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng không đúng cách hoặc ăn quá nhiều trong ngày hoặc trong tuần sẽ gây hại cho sức khỏe và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như:
Bạn đang xem: Bệnh gút có ăn được thịt lợn không?
- Tăng khả năng mắc ung thư.
- Khiến bé gái dậy thì sớm.
- Gây nên bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
- Là một nguyên nhân gây ra bệnh gout và khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Thịt đỏ là nguyên nhân gây nên bệnh gout là do trong thịt đỏ chứa nhiều purin, khi dung nạp quá nhiều vào cơ thể qua đường ăn uống sẽ gây ra chuyển hóa acid uric, làm mất cân bằng giữa việc nạp vào và thải ra, khiến nồng độ acid uric trong máu cao, tăng nguy cơ bị gout.
Do đó, khi ăn nhiều thịt đỏ, hàm lượng acid uric trong cơ thể ngày càng tăng, nguyên nhân là do acid uric tích tụ thành tinh thể muối urat, gây ra các cơn đau cấp tính. Chính vì, người bị gout thường được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng thịt đỏ trong các bữa ăn hàng ngày.
Thịt lợn thuộc nhóm thịt đỏ, có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày
Bệnh gout có ăn được thịt lợn không?
Nhiều người bị bệnh gout thắc mắc là có ăn được thịt lợn không vì đây là một loại thịt đỏ. Trong nguyên tắc chế độ ăn cho người mắc bệnh gout, người bệnh cần hạn chế dùng các thực phẩm chứa hàm lượng purin cao, trong đó có thịt đỏ.
Xem thêm : Hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong thịt lợn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe cơ thể. Protein trong thịt lợn sẽ giúp quá trình cấu thành tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, thịt lợn cũng là loại thịt có chứa ít lượng purin nhất trong các loại thịt đỏ.
Theo nghiên cứu, nhu cầu protein bổ sung cho cơ thể không quá 1 gam/ kg cân nặng/ ngày, còn ở đạm động vật và các loại đậu đỗ thì không nên bổ sung quá 100 gam/ ngày. Người bệnh bị gout vẫn phải bổ sung đủ lượng đạm theo nhu cầu năng lượng mỗi ngày, bao gồm cả bổ sung đạm động vật và các loại đậu đỗ. Việc lựa chọn thực phẩm thay thế trong bữa ăn còn phụ thuộc vào lượng purin trong 100 gam thực phẩm đó.
Các thực phẩm có chứa đạm tương đương như: 100 gam thịt = 100 gam tôm = 180 gam đậu phụ = 100 gam cá = 70 gam lạc hạt. Đối với thịt lợn, trong 100gam thịt sẽ chứa khoảng 150-200 mg purin, do đó, ngưỡng an toàn là chỉ nên sử dụng với tần suất 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30-50 gam/ngày.
Qua đây có thể thấy, người bị gout vẫn nên sử dụng thịt lợn, tuy nhiên cần phải đảm bảo lượng phù hợp trong bữa ăn hàng ngày, không quá 100 gam/ngày và chỉ nên sử dụng 2 lần/tuần để không ảnh hưởng đến sức khỏe người bị gout. Bạn có thể tìm hiểu thêm gợi ý về thực đơn bữa sáng cho người bệnh Gout.
Nên ăn một lượng thịt lợn vừa phải trong mỗi bữa ăn
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh gout
Bên cạnh việc hạn chế ăn thịt lợn thì người bị gout cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Người bị gout nên kiêng ăn nội tạng động vật như món tiết canh, lòng thả, lòng lợn, thận, gan, óc, dạ dày,… và các loại hải sản tôm, cua, cá trích, cá ngừ,… các loại thịt thú rừng như thỏ, nai,…
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao như đậu Hà Lan, măng tươi, giá đỗ trong các bữa ăn hàng ngày.
- Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, cafe,… vì khiến lượng acid uric trong máu tăng cao, tăng khả năng lắng đọng acid uric ở thận.
- Việc bổ sung thêm nhiều loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các thực phẩm carbohydrate phức tạp. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn các thực phẩm có chứa ít purin như các loại hạt, ngũ cốc, cá nạc, sữa tươi, sữa chua, trứng, bắp cải, cà rốt, xà lách, ốc, sò, dưa gang, khoai tây,… để góp phần kiểm soát tốt hơn lượng acid uric trong máu.
- Giảm cân: Việc thừa cân có thể làm tăng nguy cơ bị gout vì khi thừa cân sẽ kháng với insulin nhiều hơn, lúc này cơ thể sẽ không thể sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường ra khỏi máu. Việc kháng insulin sẽ khiến nồng độ acid uric tăng cao, tăng nguy cơ bị gout. Do đó, người bệnh cần thực hiện giảm cân một cách khoa học, tránh tình trạng sụt cân quá nhanh khiến cơ thể có thể gặp các cơn gout nhanh hơn.
Xem thêm : 10 cách làm mặt nạ khoai tây mật ong dưỡng da đẹp không tì vết
Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống nhiều nước để tăng sự đào thải acid uric thông qua nước tiểu. Người bị gout nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, cân đối các khẩu phần ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể vận động, đồng thời nên kết hợp chế độ vận động hợp lý để tăng cường dẻo dai của xương khớp, kiểm soát cân nặng, nâng cao sức khỏe bản thân.
Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, cafe
Với những thông tin Nhà thuốc Long Châu mang đến ở bài viết trên, hy vọng có thể giải quyết được thắc mắc của người bệnh là bị gout có ăn được thịt lợn không? Ngoài thịt lợn, còn nhiều thực phẩm khác tốt và không tốt cho bệnh gout, do đó, cần tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng chế độ ăn uống.
Xem thêm:
- Bệnh gút có ăn được trứng gà không?
- Bệnh gút có ăn được thịt vịt không?
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp