Nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương tiện. Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu Bằng c lái được xe bao nhiêu chỗ trong bài viết dưới đâu nhé!
- Biển số xe 79 có ý nghĩa gì? Luận giải ý nghĩa biển số xe 79
- Có bắt buộc phải có mặt của cả hai vợ chồng khi đi nhận giấy chứng nhận kết hôn không?
- Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh
- Năm 2023 Nam tuổi Nhâm Tý 1972 sao nào chiếu mệnh
- Kể lại câu chuyện “Ba lưỡi rìu” bằng lời của chàng trai nghèo
1. Bằng C lái được xe gì?
Theo quy định của Thông tư 07/2009/TT-BGTVT, điều 21, Bằng lái xe hạng C cho phép điều khiển các loại xe sau đây:
Bạn đang xem: Bằng c lái được xe bao nhiêu chỗ? [Năm 2024]
- a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
- b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
- c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Như vậy, bằng C cho phép điều khiển những hạng xe thường gặp sau:
- Xe chở người tới 9 chỗ, bao gồm cả xe số sàn và xe số tự động của dòng xe 2 chỗ, 4 chỗ, 5 chỗ, và 7 chỗ và 9 chỗ.
- Xe ô tô tải hàng hóa có trọng tải>3.500kg. Nếu bằng B2 chỉ cho phép điều khiển xe dưới 3.5 tấn thì bằng C lại cho phép lái xe trên 3.5 tấn. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa 2 loại bằng này. Nếu bạn chỉ cần lái xe chở người thông thường thì chỉ cần học bằng B1 hoặc B2 là được. Nhưng nếu bạn muốn lái xe tải thường xuyên thì cần có bằng C. Vì thế, bằng C còn được gọi với cái tên khác (không chính thức) là bằng lái xe tải.
Xem thêm: Quy định mới về chứng chỉ dạy lái xe ô tô
2. Có bằng C có lái được xe hạng B1, B2 không?
Như đã nói ở nội dung trên, bằng lái xe loại C có thể điều khiển các loại xe chở người đến 9 chỗ ngồi hoặc xe tải hàng hóa có trọng lượng > 3.500kg. Còn bằng lái B1 cho phép điều khiển ô tô số tự động đến 9 chỗ ngồi, xe tải số tự động dưới 3,5 tấn, không hành nghề lái xe. Hạng B2 cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn (kể cả số sàn và số tự động), không làm nghề lái xe. Như vậy có thể thấy người có bằng lái xe hạng C đủ điều kiện lái xe hạng B1 và B2. Điều này có nghĩa là bằng C “cao cấp” hơn bằng B1 và B2.
Xem thêm: Thủ tục lấy Bằng lái xe
3. Có bằng C có được lái xe hạng D,E,F không?
Xem thêm : Shop thảo dược
Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi cho người lái xe) và các loại xe quy định cho hạng B1, B2 và C.
Hạng E cho phép điều khiển các loại xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe hạng B1, B2, C và D.
Hạng F được cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa,
Như vậy, có thể thấy bằng lái xe hạng D, E, F cao cấp hơn bằng lái xe hạng C. Do đó, có bằng lái xe hạng C không lái được xe hạng D,E,F.
4. Bằng C có thời hạn bao lâu?
Hiện nay, hầu như tất cả các loại bằng lái đều có thời hạn sử dụng, trừ bằng lái hạng A. Trong đó, bằng C được coi là một trong những loại giấy phép lái xe có thời hạn sử dụng ngắn nhất hiện nay, do nó cho phép điều khiển các loại xe chuyên dụng có trọng tải lớn.
Như đã nói ở trên, bằng lái hạng C là loại bằng lái cung cấp cho những người có mục đích hành nghề lái xe với các loại xe có trọng tải tương đối lớn. Không chỉ lái được các loại xe hạng B, người có bằng hạng C còn được phép điều khiển xe ô tô tải chuyên dụng có trọng tải >=3,5 tấn, đặc biệt là máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải >= 3,5 tấn.
Xem thêm : Phụ nữ sau sinh ăn mướp đắng được không? Có gây mất sữa không?
Việc điều khiển các loại xe có trọng tải lớn sẽ yêu cầu về kiến thức, trình độ, kỹ thuật lái xe cao hơn rất nhiều so với người lái bằng hạng B. Do đó những bằng lái xe này cũng có thời hạn sử dụng khác nhau. Theo Luật quy định, giấy phép lái xe hạng C có thời hạn 5 năm. Thời hạn của giấy phép lái xe được tính từ ngày cấp. Khi bằng lái xe hết hạn, người tham gia giao thông không cần làm thủ tục đăng ký lại mà chỉ cần làm hồ sơ xin gia hạn loại giấy phép lái xe tương ứng theo quy định của pháp luật.
5. Điều kiện để thi bằng C
Ở Việt Nam, việc thi và nhận bằng lái xe hạng C không quá khó. Tuy nhiên, để có thể học và nhận bằng lái xe hạng C, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng độ tuổi quy định theo Pháp luật
Độ tuổi quy định học bằng lái xe hạng C là 21 tuổi tính đến ngày thi sát hạch. Vậy tính đến thời điểm này, người tham gia giao thông muốn thi bằng lái xe ô tô hạng C phải có năm sinh từ năm 1998 trở lên.
- Đáp ứng điều kiện sức khỏe theo quy định
Khi đăng ký, học viên phải cung cấp giấy khám sức khỏe của bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên, có dấu giáp lai trên ảnh và chữ kí của bác sĩ chuyên khoa mới hợp lệ. Những trường hợp bị coi là không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia thi bằng lái xe hạng C như:
- Mắc các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị quá 7 độ, loạn thị quá 4 độ, mắt bị quáng gà hoặc bị loạn sắc, mắc các bệnh về võng mạc.
- Mắc các bệnh về tai: nghe không rõ hoặc không xác định được phương hướng phát ra âm thanh trong khoảng 50m.
- Mắc các bệnh về tim mạch: bị hở van tim mức độ nặng theo kết quả chẩn đoán của bác sĩ.
- Mắc các dị tật ở chân, tay: bàn tay không đủ 4 ngón hoặc mất ngón cái, mất một chân hoặc teo chân
- Mắc các bệnh khác: có tiền sử động kinh, co giật, bệnh truyền nhiễm, cân nặng dưới 46kg và chiều cao dưới 1m5 cũng không đủ điều kiện thi bằng C.
6. Thủ tục thi bằng lái xe hạng C
Thủ tục thi bằng lái xe hạng C ngày càng trở nên đơn giản và tiện lợi hơn đối với người đăng ký. Hiện nay, để thi bằng lái xe hạng C, bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những thứ sau:
– 6 ảnh 3×4, 1 photo chứng minh nhân dân (không cần công chứng)
– Chi phí học và thi bằng lái xe ô tô hạng C:
- Chi phí hồ sơ 7.000.000 Đ: gồm tiền hồ sơ, tổ chức thi, đào tạo lý thuyết, khám sức khỏe, …
- Chi phí học lái 3.500.000 Đ
- Lệ phí thi (nộp trên sân thi): 585.000 Đ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp