Bị gout ăn trứng được không? Hướng dẫn ăn đúng cách

Bị gout ăn trứng được không? Điều này còn phụ thuộc vào số lượng và cách chế biến trứng. Trứng thuộc nhóm ít purine nhưng lại giàu đạm, người bệnh gout có thể thay thế thịt đỏ và hải sản. Tuy nhiên, có những loại trứng người bệnh gout cần hạn chế và chế biến đúng cách để bệnh không tiến triển.

Bị gout ăn trứng được không
Người bị gout ăn trứng được không?

Bị gout ăn trứng được không?

Bị gout ăn trứng được không là câu hỏi thông thường của rất nhiều người mắc bệnh gout. Trứng là một loại thực phẩm có lượng đạm khá cao (14,5g protein/100g trứng gà) nhưng lại được xếp vào nhóm thực phẩm có lượng purin thấp (nhóm I, 0-50mg/100g thực phẩm). Vì vậy, trứng khá an toàn cho người bệnh gout, người bệnh có thể dùng để thay thế cho nguồn đạm từ thịt đỏ và hải sản.

Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh gout hoặc làm các triệu chứng gout nặng nề hơn đó là purine. Đây là chất có mặt trong hầu hết mọi loại thực phẩm từ động vật đến thực vật. Khi cơ thể tiêu thụ purin từ thực phẩm, quá trình trao đổi chất sẽ chuyển hóa purin thành acid uric.

Trong khi đó, acid uric là chất có sẵn trong cơ thể. Vì vậy, khi lượng purine nạp vào quá lớn, cùng với lượng acid uric vốn có trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng dư thừa acid uric. Lượng acid uric thừa này sẽ tích tụ bên trong khớp dưới dạng tinh thể hình kim, dần dần sẽ gây ra bệnh gout, với đặc trưng là những cơn đau gout.

Vì thế, người bệnh gout cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc hạn chế sử dụng các loại thức ăn, nước uống giàu purin, thay thế bằng những thực phẩm có hàm lượng purine thấp. Thịt đỏ hay hải sản tuy có lượng đạm lý tưởng, nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng đều nằm trong nhóm giàu purine (>150mg purin/100g thực phẩm).

Việc loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn của người bệnh gout gây ra sự thiếu hụt, mất cân đối trong thành phần dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gout
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gout

Trứng không chỉ chứa ‘protein chuẩn’ mà còn chứa các nguồn aicd béo omega -3 phong phú, biotin, choline, aicdfolic, lecithin,.. tốt cho sức khỏe (1). Người bệnh gout hoàn toàn có thể sử dụng trứng như một nguồn đạm tốt. Tuy nhiên, trứng cũng chứa hàm lượng cholesterol khá cao, có thể làm tăng mỡ trong máu nếu sử dụng không đúng cách.

Giá trị dinh dưỡng trong một quả trứng

Trọng lượng trung bình của các loại trứng phổ biến tại Việt Nam là:

  • Trứng gà ta: 40g
  • Trứng vịt: khoảng 70g
  • Trứng ngỗng: 300g
  • Trứng cút: 5-7g

Để xác định người bệnh gout ăn trứng được không thì cần xét đến thành phần dinh dưỡng trong 100gram trứng. Đầu tiên, vì trứng thuộc nhóm thực phẩm có lượng purin thấp nên purin trong 100g trứng chứa khoảng

Trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng có đủ các thành phần protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất, các loại men và hormon, Thành phần dinh dưỡng trong trứng khá cân đối. Protein trong lòng đỏ là loại phospho protein, có thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất.

Protein của trứng là nguồn cung cấo tốt các acid amin hay thiếu trong các thực phẩm khác như: tryptophan, methionin, cystein, arginin. Ngoài ra, trứng còn có nguồn lecthin quý.

Lợi ích của trứng đối với sức khỏe người bị gout

Bên trong trứng có một lượng kali. Đây là một chất có tính kiềm, một thành phần được khuyến khích cho những người bệnh gout. (3)

Kali (hay potassium) là một hoạt chất quan trọng của cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất, cân bằng nước và điện giải, góp phần làm giảm lượng acid uric trong cơ thể. Kali có thể thúc đẩy quá trình đào thải acid uric của thận, làm giảm nồng độ acid uric.

Cùng với kali, trứng còn chứa những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe xương khớp như vitamin D, canxi, magie,… giúp hỗ trợ tăng mật độ xương, làm chặt các mô liên kết collagen trong xương và thúc đẩy quá trình tái tạo xương được diễn ra nhanh hơn.

Đối với người bệnh gout (viêm khớp do dư thừa acid uric), tăng cường sức khỏe xương khớp là vô cùng cần thiết. Bổ sung những chất dinh dưỡng tốt cho xương có thể hỗ trợ kiểm soát tốt cơn đau gout, làm giảm mức độ đau. Kết hợp với chế độ ăn ít purin, quá trình điều trị bệnh gout sẽ cho kết quả tối ưu.

Các dưỡng chất trong trứng giúp làm giảm thiểu cơn đau gout hiệu quả
Các dưỡng chất trong trứng giúp làm giảm thiểu cơn đau gout hiệu quả

Cách ăn trứng dành cho bệnh nhân gút

Mặc dù người bệnh gout có thể ăn được trứng nhưng cần lựa chọn và chế biến trứng phù hợp. Người bệnh gout nên ăn trứng được nấu chín, hạn chế việc ăn trứng sống. Lý do, trứng sống chứa vi khuẩn salmonella, có khả năng gây ngộ độc thực phẩm và nhiễm trùng cao.

Đây là một khuyến cáo dành cho tất cả mọi người không chỉ dành riêng cho người bệnh gout. Riêng với người bệnh gout, việc bị mắc một bệnh lý nhiễm trùng khác trong thời gian điều trị bệnh có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nếu những triệu chứng do bệnh nhiễm trùng xảy ra cùng lúc với cơn đau gout hiện có sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh.

Cách ăn trứng an toàn mà người bệnh có thể tham khảo: (4)

  • Chọn trứng còn nguyên, không có vết nứt và bẩn
  • Bảo quản trứng trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 3 tuần
  • Nấu trứng cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng đông lại để ngăn ngừa bệnh tật do thực phẩm gây ra.
  • Trứng đã nấu chín phải được bảo quản trong tủ lạnh, sử dụng trong tối đa trong 4 ngày.
  • Không để trứng nấu chín hoặc các món trứng ở nhiệt độ phòng lâu hơn hai giờ.
  • Quá trình chế biến trứng phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Người bệnh gout nên ăn trứng nấu chín để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng
Người bệnh gout nên ăn trứng nấu chín để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng

Những thức ăn có thể ăn chung với trứng

Trứng là một loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout, nhưng cần phải kết hợp thêm với những món ăn khác để người bệnh gút có một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.

Trong 100gr trứng chỉ có 0.5 gam glucid, vì thế cần kết hợp trứng với các nguồn tinh bột khác như cơm trắng, bún, mỳ, phở… Người bệnh gout có thể cân nhắc những nguồn tinh bột có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa như: yến mạch, củ dền, khoai lang…

Đây là những nguồn thực phẩm giàu tinh bột, giàu chất xơ, hỗ trợ tốt kháng viêm, làm giảm viêm. Giúp cho người bệnh gout hạn chế được sự bùng phát của cơn đau gout, thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, trứng cũng nên được kết hợp với những loại thực phẩm khác để ngăn ngừa cơn gout tái phát, bao gồm:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Các loại trái cây giàu vitamin C và chất xơ như cam, ổi, táo…
  • Các loại rau xanh (trừ măng, nấm mỡ, súp lơ trắng vì các thực phẩm này thuộc nhóm purin trung bình, cần ăn có kiểm soát)

Tham khảo các loại rau có hàm lượng purin cao, bệnh nhân gút cần hạn chế ăn tại đây.

Người bị bệnh gút nên ăn bao nhiêu quả trứng một ngày?

Như đã đề cập, trứng có hàm lượng cholesterol cao nên cần giới hạn số lượng trứng tiêu thụ trong 1 tuần. Hiện nay, chưa có công bố chính thức cho việc mỗi người nên ăn bao nhiêu quả trứng trong 1 ngày hay 1 tuần. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng cần thực hiện chế độ ăn ít cholesterol để đảm bảo sức khỏe.

Trong 100gram trứng có đến 470mg cholesterol. Đây là hàm lượng cholesterol cao, nằm trong khuyến cáo không nên ăn quá nhiều trứng trong một ngày (khuyến nghị lượng cholesterol với người trưởng thành dưới 300mg/ngày, còn đối với người có rối loạn chuyển hóa lipid máu thì lượng cholesterol kiểm soát dưới 200mg/ngày).

Do đó, người bệnh gout có thể sử dụng không quá 60g/ngày để đảm bảo không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Một số loại thực phẩm khác người mắc bệnh gút nên ăn

Nguyên tắc dinh dưỡng chung đối với người bệnh gout: hạn chế sử dụng các thực phẩm nhóm III, sử dụng vừa phải các thực phẩm ở nhóm II, sử dụng thường xuyên các thực phẩm nhóm I.

BẢNG HÀM LƯỢNG PURIN TRONG 100G THỰC PHẨM

Nhóm I

(0-15 mg/100g thực phẩm)

Nhóm II

(50-150 mg/100g thực phẩm)

Nhóm III

(trên 150 mg/100g thực phẩm)

Nhóm IV

(thức uống chứa chất xúc tác gây cơn gout cấp và gout mạn)

  • Ngũ cốc
  • Dầu mỡ
  • Đường
  • Trứng
  • Sữa
  • Pho mát
  • Rau, quả
  • Các loại hạt
  • Thịt nạc
  • Hải sản
  • Gia cầm
  • Đỗ đậu
  • Óc
  • Gan
  • Bầu dục
  • Nước luộc thịt
  • Cá sardine
  • Nấm
  • Măng tây
  • Rượu, bia và các loại thức uống có cồn
  • Cà phê, chè và các loại thức uống có caffein

Những loại thực phẩm tốt mà người bị bệnh gout nên dùng là:

  • Thực phẩm có hàm lượng nhân purin thấp: ngũ cốc, trứng, các loại hạt, suwax tách béo, đạm whey tinh chế và hầu hết các loại trái cây cùng rau củ quả.
  • Thực phẩm ít fructose: cam, quýt, bưởi, dứa, ổi, …
  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: rau các loại, đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch,…) giúp ức chế viêm và ngừa nguy cơ tiểu đường.
  • Thực phẩm giàu vitamin C ( ascorbic aicd): cam, quýt, ổi, bưởi, dâu, kiwi,..

Tham khảo: Bệnh nhân gout nên ăn gì, kiêng gì?

Sữa và các chế phẩm từ sữa là những thực phẩm tốt dành cho người bệnh gout
Sữa và các chế phẩm từ sữa là những thực phẩm tốt dành cho người bệnh gout

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Người bệnh gout cần kết hợp với các loại thực phẩm ít purine để cơ thể hấp thu được nhiều dinh dưỡng tốt từ nhiều thực phẩm khác nhau nhằm đạt được hiệu quả điều trị và kiểm soát bệnh gout tốt.

Người bệnh không cần lo lắng bị gout ăn trứng được không vì trứng nằm trong nhóm thực phẩm người bệnh gout nên ăn. Hàm lượng purine có trong trứng khá thấp, an toàn cho người bệnh gout. Không những vậy, những dưỡng chất khác có trong trứng cũng góp phần làm thuyên giảm cơn đau gout, ngăn ngừa hiệu quả cơn đau gout cấp tính tái phát.