Bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn vốn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thân thuộc và dân dã với rất nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, với chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt thì liệu người bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn

Nói đến trứng vịt lộn, ai cũng biết rằng đây là một món ăn cực kỳ bổ dưỡng, thường được người Việt sử dụng làm bữa sáng bằng cách luộc chín, ăn kèm với rau răm, gừng và muối tiêu ớt.

Theo đông y, trứng vịt lộn có tác dụng bổ máu, tu âm, ích trí, là bài thuốc tốt cho người suy nhược cơ thể, thiếu máu, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, hay muốn tẩm bổ để nâng cao sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng từ trứng vịt lộn cho sức khỏe
Giá trị dinh dưỡng từ trứng vịt lộn cho sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận định, một quả trứng vịt lộn cung cấp cho cơ thể 182 kilo calo năng lượng. Trứng vịt lộn cũng chứa 13,6 gam protein, 212 gam photpho, 12,4 gam lipit, 82 mg canxi, 600 mg cholesterol. Ngoài ra, trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng như beta carotena, các vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C và sắt.

Mặc dù trứng vịt lộn có nhiều giá trị dinh dưỡng thiết yếu, nhưng việc ăn nhiều lại không hề tốt cho sức khỏe. Chứa tới 600mg Cholesterol nên nếu chúng ta ăn trứng vịt lộn không điều độ sẽ rất dễ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp. Theo đó, một tuần người lớn chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng; trẻ em từ 5 tuổi trở lên chỉ nên 1 quả trứng/ tuần.

Bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không?

Do có chứa hàm lượng cholesterol và protein cao nên trứng vịt lộn là loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe người bị bệnh gout. Nếu nạp vào cơ thể các chất này rất dễ gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, tăng tổng hợp axit uric và làm giảm bài tiết của thận. Theo thời gian, lượng axit uric tích tụ nhiều hơn sẽ gây sưng viêm khớp và tái phát các cơn sưng đau khớp do gout trầm trọng hơn.

Người bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không?
Người bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không?

Như vậy, người bị bệnh gout cần loại bỏ trứng vịt lộn ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của mình để kiểm soát tốt chỉ số axit uric và ngăn diễn tiến bệnh theo chiều hướng xấu hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

Với người bệnh gout, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số axit uric, ngăn tái phát các đợt gout cấp. Theo đó, các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh gout nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học như sau:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu đạm, nhiều lượng purin như thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt dê), hải sản (tôm, cua, cá mòi, cá trích, cá cơm, …), nội tạng động vật (tim, gan, dạ dày, …)
  • Thay vì lựa chọn các loại rau nhiều purin như măng tây, giá đỗ, nấm, …. Người bệnh nên ăn các loại rau có màu xanh đậm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm tạo thành axit uric như cải bẹ xanh, rau cần, bắp cải, khoai tây, đậu hà lan, …
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu bia, cà phê, …
  • Nên uống khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày để lợi tiểu và tăng cường đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Và uống thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, …
  • Kiêng các món ăn chua, giàu axit dễ làm tăng axit uric và kết tủa muối urat gây sỏi thận như dưa hành muối, nem chua, canh chua, hoa quả chua.
Thực đơn cho người bệnh gút
Thực đơn ăn uống khoa học giúp hỗ trợ điều trị và phòng bệnh tái phát

Có thể nói, trứng vịt lộn đã hình thành con chứa hàm lượng protein và cholesterol cao nên đây là loại thực phẩm mà người bệnh gout cần tránh xa nhằm tránh tăng axit uric, gây sưng viêm khớp khiến bệnh ngày một nguy hiểm. Thay vào đó, người bệnh gout có thể lựa chọn cho mình các món ăn giàu dinh dưỡng, chứa ít đạm và purin, kết hợp với chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn sẽ góp phần hỗ trợ giảm axit uric, giảm sưng tấy và ngăn bệnh tái phát.

Với những thông tin giải đáp bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không như trên hy vọng hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia Metaherb tư vấn chi tiết!

Có thể bạn quan tâm

  • Bệnh gút (gout) có ăn được thịt vịt không?
  • Người bệnh gút có ăn được thịt gà không?
  • Bệnh gút (gout) có ăn được mì tôm không?