Chấn thương thường xảy ra ở mạch máu bị tổn thương làm xuất hiện các vết bầm tím và phải mất một khoảng thời gian để có thể hồi phục hoàn toàn. Một số cách có khả năng làm tan máu bầm và nhiều người đang băn khoăn việc bị bầm tím nên chườm nóng hay chườm lạnh giúp làm tan máu bầm nhanh chóng? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn, hãy tham khảo cùng Nhà thuốc Long Châu nhé.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng bầm tím?
Vết bầm tím hoặc sưng tấy xảy ra khi bị chấn thương da hoặc mô. Khi va chạm mạnh, các mạch máu nhỏ bị vỡ, máu không thể thoát ra ngoài mà tụ lại dưới da tạo nên khối máu bầm (còn gọi là xuất huyết dưới da). Vết bầm có thể nhỏ hoặc to, sưng phù nhiều hoặc ít. Nguyên nhân chính là do chơi thể thao hoặc chạy nhảy gây ra tình trạng va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, tiêm chích, sức bền thành mạch yếu, cách bệnh lý về máu,…
Bạn đang xem: Bị bầm tím nên chườm nóng hay chườm lạnh để đảm bảo hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị bầm tím nếu:
- Bị ung thư hoặc các bệnh lý về gan;
- Gen di truyền có cơ địa dễ bị bầm tím;
- Dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu, như aspirin – chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu;
- Bị rối loạn chảy máu hoặc rối loạn đông máu, Bệnh Von Willebrand;
- Gặp phải số lượng tiểu cầu trong máu thấp;
- Thiếu vitamin C hoặc vitamin K.
Bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh?
Tình trạng chảy máu vùng dưới da thường xảy ra khi bị căng cơ, bong gân hoặc bầm dập phần mềm. Việc này khiến bộ phận bị thương bị đau, sưng, vết thương lâu lành. Nếu chọn chườm lạnh thì bạn nên thực hiện trong 48 giờ sau khi chấn thương mới đảm bảo đạt hiệu quả. Trong khi đó, điều trị hồi phục sau 48 giờ cần áp dụng phương pháp chườm nóng.
Tuy vào giai đoạn chấn thương bạn có thể chọn biện pháp thích hợp. Nếu vết thương không bị hở, bị đọng máu và bầm tím thì nên chườm lạnh để tránh tụ máu, chảy máu hoặc các biến chứng.
Cách chườm lạnh khi bị bầm tím
Điều trị tức thì (48 giờ sau chấn thương). Mục tiêu là hạn chế tình trạng phù nề và chảy máu dưới da, chườm lạnh có công dụng:
- Ngăn ngừa hoặc giảm sự sưng nề, giảm co thắt cơ, giảm đau hiệu quả.
- Điều trị phục hồi (hơn 48 giờ sau khi bị chấn thương).
Xem thêm : Sợi quang học là gì? Quy trình hoạt động của cáp sợi quang
Lúc này, tình trạng xuất huyết đã ngừng, mục tiêu của việc điều trị là giúp cho các cơ quan bị chấn thương có thể phục hồi thông qua việc luyện tập. Chườm lạnh cũng giúp giảm đau, giảm co thắt cơ, cho phép người bệnh cử động thuận tiện hơn. Có thể chườm đá khi tập hoặc trước khi tập. Bạn sẽ ít bị đau hơn và các khớp của cử động cũng dễ dàng hơn.
Hướng dẫn làm túi đá chườm
Có thể dùng đá lạnh bỏ vào túi nilon hoặc bọc trong khăn bông ướt. Túi đậu hạt đông lạnh là dụng cụ tuyệt vời, nó rã đông từ từ và có thể sử dụng được nhiều lần. Hoặc bạn cũng có thể dùng túi chườm lạnh mua ở hiệu thuốc.
Cách dùng túi chườm lạnh
Nếu vết thương kín, da không bị khâu, không bị rách bạn có thể thực hiện như sau:
- Xoa một chút dầu massage lên vùng đặt túi chườm (hoặc bất kỳ loại dầu gì khác, kể cả dầu ăn).
- Lót một miếng vải nỉ được tẩm nước lạnh lên lớp dầu.
- Đặt túi đá lên trên cùng.
- Kiểm tra màu da màu da sau 5 phút, nếu bạn thấy da có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ thì hãy nhấc túi chườm ra. Nếu bạn thấy da không chuyển màu hồng thì hãy chườm tiếp từ 5 – 10 phút.
- Chỉ cần chườm 20 – 30 phút, việc kéo dài thời gian không những không tăng hiệu quả mà còn có thể gây tổn thương da.
- Ấn nhẹ lên túi đá có thể giúp tăng hiệu quả khi thực hiện phương pháp này.
Chú ý: Trường hợp da bị rách hoặc có vết khâu thì không được bôi dầu. Thay vào đó, bạn chỉ cần lót một chiếc túi nilon lên vùng cần chườm để vết thương không bị ướt (không cần lót miếng vải nỉ nữa )
Da có thể bị bỏng hoặc tê còn nếu không được lót vải hoặc bôi dầu
Thời gian chườm lạnh là bao lâu: Lý tưởng nhất khi chườm lạnh là chườm ngay trong 5 – 10 phút sau khi bị chấn thương thời gian chườm là từ 20 – 30 phút. Lặp lại sau mỗi 2 – 3 giờ (khi thức) trong 24 – 48h đầu.
Trường hợp nào không nên thực hiện phương pháp chườm lạnh
Xem thêm : Gà cúng tất niên quay đầu vào hay ra
Bạn không nên thực hiện phương pháp chườm lạnh trong các trường hợp sau:
- Tại vị trí bị tổn thương có vết thương hở ra.
- Đối tượng bị bầm tím là người nhạy cảm với hơi lạnh, dễ bị tê khi gặp lạnh.
- Người bị mắc các bệnh lý về mạch máu hoặc bệnh lý hệ thần kinh giao cảm ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
- Người bị đau lưng khi áp dụng phương pháp chườm lạnh sẽ không có hiệu quả. Đau lưng là cơn đau mãn tính thường xuất hiện khi bị căng cơ nên việc chườm lạnh sẽ khiến triệu chứng nặng hơn. Ngoài ra, lưng có vị trí gần cột sống, khá nhạy cảm vì thế bạn không nên áp hơi lạnh vào vị trí cột sống này.
Khi nào thì nên chườm nóng
Bạn có thể thực hiện chườm nóng cho trường hợp bị bệnh mãn tính như đau cơ khớp kéo dài, đau đầu do căng thẳng, đau bụng kinh ngay trước khi tham gia các hoạt động thể thao. Nhiệt độ nóng sẽ giúp cơ bắp thư giãn và thả lỏng hơn. Nó điều chỉnh lưu lượng máu và làm cho các khu vực chấn thương sẵn sàng cho các hoạt động cụ thể.
Lưu ý khi thực hiện chườm nóng
Nhiều ý kiến cho rằng, chườm nóng giúp tan máu đông, tuy vậy, không phải lúc nào chườm nóng giảm sưng cũng đúng. Nếu việc chườm nóng không thực hiện đúng cách, không đúng thời điểm sẽ khiến phù nề và bầm tím nhiều hơn, bạn cần lưu ý:
- Túi chườm nóng không nên quá nóng.
- Nên chườm ở những vùng bị tổn thương qua một lớp quần áo.
- Không nên thực hiện chườm nóng quá lâu.
>> Xem ngay: Alpha Choay – Điều trị phù nề sau chấn thương một cách chuyên sâu, giúp bạn trở lại hoạt động bình thường một cách nhanh chóng và an toàn.
Như vậy, bị bầm tím nên chườm nóng hay lạnh chắc hẳn chúng ta đều có câu trả lời. Ngoài việc chườm lạnh giảm sưng đau thì bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, nên kê cao vùng bị thương để ngăn ngừa sưng tấy, va chạm vùng bị bầm. Tạm dừng việc hút thuốc sẽ giúp cho quá trình phục hồi da và cơ thể nhanh hơn. Khi bị chấn thương tụ máu, bạn nên chườm lạnh trước trong vòng từ 2 – 3 ngày sau đó bạn có thể chườm nóng tan máu để đẩy nhanh quá trình lưu thông máu.
Cẩm Thơ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp