Nếu chẳng may bị bật móng chân, bạn sẽ cần đến cách chăm sóc móng chân bị bật sao cho mau khỏi nhanh nhất. Bạn hãy tham khảo các chia sẻ trong bài viết này để mau chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh móng chân bị hư nhanh chóng.
Móng chân cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc và làm đẹp của phái nữ. Bạn sẽ không tránh khỏi những lúc bất cẩn trong sinh hoạt hàng ngày khiến cho móng chân bị hư tổn, chẳng hạn như bị bật. Khi rơi vào tình huống này, bạn sẽ lúng túng, thậm chí là hoảng sợ, loay hoay tìm cách khiến vết thương không còn đau rát và mau chóng lành lại. Biết được cách chăm sóc móng chân bị bật sẽ giúp bạn xử lý vấn đề này nhẹ nhàng hơn.
Bạn đang xem: Cách chăm sóc móng chân bị bật mau khỏi hiệu quả cao
1. Nên làm gì khi bị bật móng chân?
Cần sát trùng cho vết thương khi bị bật móng chân
Khi móng chân bị bật, nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần nhớ chính là nhanh chóng xử lý, sát khuẩn cho vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Kế tiếp, bạn hãy băng bó vết thương nhẹ nhàng. Trong trường hợp vết thương quá nặng như móng chân bị tách lớp, nạn nhân cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Những vết thương nhẹ bị nứt móng hoặc chỉ bị tổn thương một phần móng thì bạn cần cắt đi phần móng bị hư tổn một cách cẩn thận, cắt bỏ mọi cạnh móng nham nhở để tế bào móng mới mọc lại và móng chân của bạn sẽ sớm phục hồi. Tuy nhiên, một điều mà bạn cần lưu ý khi cách chăm sóc móng chân bị bật chính là sát trùng vết thương sạch sẽ và nó không bị nhiễm trùng.
2. Cách chăm sóc móng chân bị bật: Nên ăn gì và kiêng gì?
2.1. Không nên ăn gì khi bị bật móng chân?
Móng chân bị bật cũng được xem là một dạng của vết thương hở. Dưới đây là danh sách những loại thức ăn bạn cần tránh ăn để giúp vết thương lành nhanh chóng và không để lại sẹo:
- Rau muống: Đây là thực phẩm khiến cho vết thương ở chân bị lồi thịt làm cản trở móng mới mọc lên.
- Thịt gà: Cũng giống như khi bác sĩ khuyên bạn không nên ăn thịt gà nếu bị nhức răng, bạn cần kiêng ăn thịt gà vì thực phẩm này sẽ khiến cho vết thương bị đau nhức.
- Gạo nếp: Loại thực phẩm dẻo, có tính nóng này rất dễ gây nên tình trạng mưng mủ vết thương.
- Hải sản sẽ khiến cho vết thương bị sẹo lồi gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
2.2. Bị bật móng chân nên ăn gì để vết thương chóng hồi phục?
Bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều trái cây và rau xanh
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương do bật móng chân. Chính vì thế, bạn hãy bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống:
- Rau xanh và trái cây tươi như thanh long, đu đủ, cam, quýt, bưởi…
- Thực phẩm cho bữa ăn chính: Các món ăn có nhiều dưỡng chất như thịt, cá, trứng, ngũ cốc…
- Thực phẩm có chứa nhiều selen và kẽm có tác dụng giúp cho móng chân không bị nhiễm khuẩn và hạn chế hiện tượng nhiễm trùng.
3. Loại bỏ móng chân bị hư tại nhà như thế nào?
Sau khi đã sát trùng kỹ càng vết thương thì vết thương khô lại, phần móng chân chết sẽ khiến người bị thương gặp phải nhiều vấn đề bất tiện trong sinh hoạt. Bạn có thể tự thực hiện cắt bỏ móng chân bị hư ngay tại nhà theo các bước sau:
- Đầu tiên. bạn hãy tỉa phần trên ngón móng chân, loại sạch những móng chân thừa xung quanh vết thương.
- Sau khi đã loại bỏ xong phần móng chết, bạn dùng một ít vaseline để thoa lên chân nhằm giữ độ ẩm cho vùng da quanh móng.
- Phần da móng mới loại bỏ có thể khiến cho bạn có cảm giác khó chịu, vì thế bạn hãy dùng một miếng vải sạch để quấn quanh phần móng bị thương.
4. Những điều cần lưu ý trong cách chăm sóc móng chân bị bật
Xem thêm : TOP 15+ Ngân Hàng Cho Mở Tài Khoản Dưới 18 Tuổi
Nên kê chân cao khi ngủ để tránh đụng vào vết thương do bật móng chân
Trong quá trình chăm sóc và đợi cho vết thương bật móng chân hồi phục, bạn cần biết một vài lưu ý sau:
- Bạn sẽ không tránh khỏi sự lăn qua lăn lại hoặc vô ý đụng chân vào vật gì đó trong quá trình ngủ khiến cho chân bị đau nhức. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy dùng một chiếc gối sạch để kê cao chân lên khi ngủ nhằm có một giấc ngủ thoải mái.
- Tránh không để vết thương ở chân bị đụng nước trong vòng từ 1 đến 2 ngày đầu sau khi bị thương. Điều này có tác dụng thúc đẩy vết thương nhanh khô và không bị vi khuẩn xâm nhập.
- Sau thời gian 2 ngày, bạn có thể dùng nước ấm để rửa vết thương mỗi ngày 2 lần nhằm giúp loại bỏ hết tất cả bụi bẩn bám vào vết thương trong 2 ngày trước đó.
- Dùng kem vaseline để dưỡng lại vùng da móng xung quanh vết thương.
- Dùng băng gạc để quấn bảo vệ móng chân trong thời gian chờ móng mới mọc lại.
5. Bị bật móng chân bao lâu khỏi?
Mất từ 2 đến 3 tháng để móng chân bị bật mọc trở lại như cũ
Nếu tình trạng chấn thương khiến mất móng nhưng móng chân vẫn được bảo tồn, lớp gian bào của móng không bị mất thì móng sẽ mọc trở lại, còn nếu đốt ngón chân bị mất thì móng không thể mọc lại. Mỗi ngày, móng chân sẽ phát triển không đến 0.1mm. Vì vậy, tùy theo mức độ tổn thương trên chân và độ tuổi mà tốc độ hồi phục sẽ không giống nhau. Nếu toàn bộ phần móng bị tổn thương thì sau thời gian bong tróc móng đã tổn thương, móng mới sẽ phát triển đi từ gốc móng dần dần dài ra. Để móng chân bị bật phát triển dài như cũ thì bạn sẽ mất từ 2 đến 3 tháng, còn nếu móng bật có kèm theo nhiễm trùng thì sẽ cần thời gian lâu hơn. Hiện nay, người ta vẫn chưa nghiên cứu ra loại thuốc nào có tác dụng thúc đẩy móng chân phát triển nhanh hơn.
Chẳng có ai mong muốn mình bị rơi vào tình huống bị bật móng chân nhưng nếu chẳng may người hưởng sự xui xẻo này là bạn thì sao? Mong rằng cách chăm sóc móng chân bị bật đã được chia sẻ trên sẽ giúp bạn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để thoát khỏi vấn đề này nhanh chóng nhất. Hy vọng bạn luôn chú ý chăm sóc móng chân tại nhà để không rơi vào trường hợp không mong muốn!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp