Có nhiều nguyên nhân gây bỏng, nhưng hay gặp nhất là bỏng do nước sôi, điện giật, hóa chất (axit, cồn)…
Nếu không được sơ cứu đúng cách và tự điều trị bằng các biện pháp dân gian, vết bỏng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và để lại di chứng rất nặng nề, thậm chí có thể tử vong.
Hoại tử do bôi mỡ trăn vào vết bỏng
Bạn đang xem: Bị bỏng bôi mỡ trăn có được không
Việc điều trị bỏng bằng kinh nghiệm dân gian rất nguy hiểm. Khi bôi kem đánh răng, mỡ trăn, dầu cá lên vết bỏng sẽ có cảm giác vết bỏng đỡ rát, nhưng thực tế lại không có tác dụng hạ nhiệt cho vết bỏng.
Xem thêm : 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam bao gồm những gì?
Vì trong kem đánh răng có chất kiềm, nếu bôi lên vết bỏng, bệnh nhi sẽ bị bỏng nặng hơn do bỏng kiềm. Mỡ trăn là mỡ động vật nên dễ gây nhiễm trùng và hoại tử đối với vết bỏng hở. Còn dầu cá lại có tác dụng giữ nhiệt, mà nhiệt không thoát ra ngoài được thì làm vết bỏng nặng thêm.
Đối với các chất khác như nước mắm, dấm, lòng đỏ trứng khi bôi vào vết bỏng sẽ không đảm bảo được vô trùng, không có tác dụng kháng khuẩn, nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng là rất cao. Khi đó, việc điều trị sẽ càng phức tạp và nguy hiểm hơn, thậm chí bệnh nhi có thể tử vong do sốc.
Mức độ di chứng phụ thuộc vào độ sâu, diện tích của vết bỏng, vị trí tổn thương và phương pháp điều trị tổn thương bỏng… Nhiều trường hợp bị bỏng gây biến dạng toàn bộ vùng mặt, mũi co kéo gây cản trở đường thở, sẹo lồi khắp người, cơ quan sinh dục không còn hình thù, dính ngón tay, dính cổ khiến trẻ vận động khó và biến dạng đốt sống cổ nếu trẻ bị bỏng vùng cổ.
Bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu và sự biến dạng. Bỏng ở mắt có thể dẫn đến mù. Bỏng ở bàn tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc giảm chức nǎng hoạt động… Bỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu môn sinh dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian lành vết bỏng. Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô hấp làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp và rất dễ dẫn đến viêm phổi…
Xem thêm : Than hoạt tính là gì? Ứng dụng của than hoạt tính trong đời sống?
Cần sơ cứu bỏng đúng cách
Khi người thân bị bỏng thì người nhà cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp sau: đầu tiên cần loại bỏ nguyên nhân gây bỏng (dập tắt lửa đang cháy trên quần áo, ngắt điện…). Sau đó cởi quần áo (đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, dầu hay các dung dịch hóa chất khác), hạ nhiệt vùng bỏng bằng nước mát sạch từ 10 – 15 phút để làm giảm đau, giảm chảy máu, giảm độ sâu tổn thương. Không được dùng đá lạnh để hạ nhiệt vết bỏng vì có thể gây hạ thân nhiệt và tổn thương do đông cứng. Sau khi hạ nhiệt vết bỏng thì có thể để hở hoặc băng vết bỏng bằng gạc sạch (không dùng loại cotton có nhiều sợi lông), không xiết chặt để tránh áp lực lên vùng bỏng.
Nếu bị bỏng nhẹ: vết bỏng nhỏ, đường kính dưới 3 inches hoặc 8cm ở những vị trí không quan trọng như: cẳng chân, cẳng tay… có thể chăm sóc vết bỏng tại nhà. Nhưng cần lưu ý không bôi lòng trắng trứng, bơ, thuốc mỡ bôi da…; không phá vỡ các bỏng nước để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Khi các bỏng nước vỡ cần phải rửa vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9% rồi băng lại bằng gạc vô trùng. Cần theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng (vết bỏng sưng tấy, đau, chảy nước vàng, mủ), nếu có nhiễm trùng thì cần nhập viện điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.
Nếu bị bỏng nặng: vết bỏng lớn và sâu, ở những vị trí quan trọng như đầu, cổ, khớp bàn tay, bàn chân, mông) cần nhập viện ngay để điều trị.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp