Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc vết bỏng

Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ dẫn đến bỏng da, phồng rộp mụn nước rất khó chịu. Những mụn nước này khi vỡ ra gây đau rát, nếu điều kiện vệ sinh không tốt dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. Để tìm câu trả lời cho thắc mắc vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi, Nhà thuốc Long Châu mời bạn theo dõi bài viết sau.

Nguyên nhân vết bỏng bị phồng nước

Để biết rõ hơn vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi, bạn cũng cần biết vì sao khi bị bỏng lại xuất hiện tình trạng phồng nước. Các chuyên gia cho biết, những vết bỏng bị phồng nước chủ yếu là do nguyên nhân tác động nhiệt quá cao khiến bề mặt da bị tổn thương nặng.

Khi này, vùng da bị bỏng sẽ nóng lên nhanh chóng, cảm giác rát và đau nhức khó chịu. Phản ứng tự nhiên của cơ thể lúc này là tiết dịch để làm mát da nhanh chóng, hỗ trợ hạ nhiệt độ ở vùng da bị bỏng, tránh tổn thương thêm nghiêm trọng hơn. Vì vậy, vết phồng nước xuất hiện khi bị bỏng là phản xạ bảo vệ tự nhiên của cơ thể để giúp da nhanh lành hơn.

Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc vết bỏng 1Vết bỏng bị phồng nước do da bị tổn thương bởi nhiệt độ cao

Một vài bác sĩ có quan điểm khác cho rằng việc những vết phồng nước này xuất hiện là do khi bị bỏng, tế bào da bị tổn thương chết đi nên các chất trung gian hóa học trong tế bào được giải phóng, tạo điều kiện cho cất dịch tế bào tràn ra ngoài và tạo nên những nốt phồng nước sau khi bỏng.

Dù là quan điểm nào thì tình trạng bỏng da dẫn đến phồng nước cũng là hiện tượng thường gặp, cần có phương án xử lý kịp thời để hạn chế tối đa phạm vị da bị tổn thương do nhiệt độ.

Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi?

Khi bị bỏng, đa số mọi người đều quan tâm đến việc vết bỏng bị phồng rộp bao lâu thì khỏi. Bác sĩ cho biết, người bị bỏng và phồng nước có tốc độ hồi phục khác nhau, tùy vào độ bỏng cũng như phạm vi, vị trí vết bỏng. Thông thường, đa phần các vết bỏng bị phồng nước đều là bỏng cấp độ 2, tổn thương chưa quá nghiêm trọng nhưng cần điều trị sớm, kịp thời để không gây biến chứng trên da.

So với cấp độ bỏng 1, bỏng cấp độ 2 nặng hơn và cần nhiều thời gian hơn để điều trị, phục hồi. Thời gian trung bình để vết bỏng phồng nước lành lại là từ 3 – 4 tuần chăm sóc cẩn thận, áp dụng cách chữa bỏng da được bác sĩ khuyến cáo. Thời gian này chỉ là trung bình, trong trường hợp cơ địa người bệnh sức khỏe yếu, người đã lớn tuổi,… thì tốc độ lành vết bỏng sẽ lâu hơn dự tính khoảng 1 – 2 tuần.

Như vậy, giải đáp thắc mắc vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi, các chuyên gia y tế cho biết cần mất một khoảng thời gian khá dài để vết thương lành lại hoàn toàn, bắt đầu quá trình tái tạo da ở chỗ bị bỏng. Trong khi thực hiện điều trị bỏng phồng nước theo đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh cũng cần quan tâm hơn đến chế độ chăm sóc hàng ngày bởi đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ bình phục.

Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc vết bỏng 2Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi – Tùy vào cấp độ bỏng và cách chăm sóc

Vết bỏng bị phồng nước là bỏng cấp độ mấy?

Ngoài quan tâm đến việc vết bỏng bị phồng nước bao lâu là khỏi, nhiều người còn đặt nghi vấn không biết tình trạng này thể hiện bỏng cấp độ mấy, có nghiêm trọng hay không. Dựa trên mức độ tổn thương thực tế trên da, người ta phân loại các cấp độ bỏng gồm là:

Bỏng cấp độ 1: Tình trạng bỏng cấp độ 1 là mức tổn thương da nhẹ nhất, khi này, vùng da bị bỏng không tổn thương quá sâu, thời gian phục hồi nhanh hơn. Dấu hiệu nhận biết bỏng cấp độ 1 gồm da bị tấy sưng đỏ, lớp da không bị bong ra, da không xuất hiện sưng phồng, mụn nước. Bị bỏng cấp độ 1 cũng rất ít để lại di chứng trên da, bạn chỉ cần tránh ma sát chỗ bỏng và thoa thuốc đều đặn là có thể phục hồi hoàn toàn.

Bỏng cấp độ 2: Bỏng cấp độ 2 nghiêm trọng hơn cấp độ 1, vùng da bị bỏng tổn thương không chỉ ngoài da, trên lớp biểu bì mà còn tổn thương cả bên dưới lớp trung bì của da. Biểu hiện khi bị bỏng cấp độ 2 là tình trạng vết bỏng bị phồng nước, có dấu hiệu đau nhức, đỏ rát, đặc biệt là khi chạm vào. Phồng nước ở chỗ bỏng khi vỡ ra sẽ để lộ phần da non bên dưới, vết thương bị nhiễm trùng, để lại sẹo lâu dài.

Bỏng cấp độ 3: Đây là cấp độ bỏng nặng nhất. Khi bị bỏng cấp độ 3, vết thương bị tổn thương sâu, diện tích vết bỏng lớn và tổn thương tận sâu đến gân hoặc mạch máu, dây thần kinh bên dưới da. Khi này người bị bỏng thường không cảm thấy đau đớn nhiều bởi dây thần kinh đã bị tổn thương nghiêm trọng. Bị bỏng cấp độ 3 không thể tự điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện để xử lý vết thương, tránh tổn thương lan rộng.

Vậy vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi? Bị phồng nước là bỏng cấp độ mấy? Khi vết bỏng bắt đầu xuất hiện tượng phồng nước thì đây là dấu hiệu của bỏng cấp độ 2. Ở cấp độ này, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám, chữa trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ chăm sóc giúp vết bỏng mau lành

Trong quá trình điều trị bỏng phồng nước bạn cần tuân thủ những lưu ý dưới đây để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, vết thương nhanh khỏi và không để lại sẹo trên da.

  • Ngay khi bị bỏng cần sơ cứu bỏng ngay bằng cách xối nước mát làm giảm nhiệt độ trên vị trí bỏng.
  • Tuyệt đối không nặn, không làm vỡ phồng nước trên da, tránh làm vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây nhiễm trùng vết thương.
  • Sử dụng một số loại kem trị bỏng để vết thương mau lành hơn, phòng ngừa viêm nhiễm, bạn có thể tham khảo sử dụng kem trị bỏng Panto Cream Nano Silver.
  • Nên dùng băng gạc quấn nhẹ vào chỗ bị bỏng để tránh va chạm khi sinh hoạt hàng ngày.
  • Vệ sinh vết bỏng sạch sẽ với nước muối loãng mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, uống thuốc, bôi thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc vết bỏng 3Băng bó vết bỏng giúp hạn chế va chạm gây trầy xước, vỡ mụn nước

Bài viết trên đây là một số thông tin cần thiết giúp quý bạn đọc trả lời câu hỏi vết bỏng bị phồng rộp bao lâu thì khỏi. Để vết bỏng nhanh lành, nhanh khỏi hơn bạn nên giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ, dùng thuốc đều đặn và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn, thuốc lá,…