Theo kết quả thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có hơn 10 triệu người phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với bệnh dại bằng vắc xin và có khoảng 50.000 – 70.000 trường hợp tử vong vì mắc bệnh dại với nguyên nhân hàng đầu được xác định là do chó dại cắn. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 500.000 người phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với dại, gây ra tổng thiệt hại tài chính lên đến 700 tỷ đồng/năm. Cho đến nay, nhiều người vẫn cho rằng chó cắn không chảy máu hoặc chảy máu ít thì không nguy hiểm, không cần tiêm vắc xin. Vậy bị chó cắn chảy ít máu có sao không? Có bị mắc bệnh dại không? Điều trị như thế nào?
Bs Bùi Thanh Phong – Quản lý Y khoa vùng TP.HCM, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Bệnh dại được mệnh danh là “viên đạn luôn trúng đích”, 100% gây tử vong nếu không được điều trị dự phòng kịp thời bằng vắc xin. Tại Việt Nam, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2023, đã có hàng trăm nghìn ca phơi nhiễm và 64 ca tử vong do bệnh dại (1), căn bệnh hoàn toàn đã có thể phòng ngừa rất hiệu quả bằng vắc xin.”
Bạn đang xem: Bị chó cắn chảy máu ít có sao không? Có bị mắc bệnh dại không?
Phân loại 6 mức độ tổn thương khi bị chó cắn
Các chuyên gia thường dựa vào diễn biến vết thương và tình trạng con vật sau 10 ngày để đưa ra những phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm phù hợp. Tình trạng vết thương khi bị chó cắn được phân theo 6 mức độ tổn thương như sau:
Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5 Cấp độ 6 Con chó có thể tấn công nhưng không gây ra bất cứ vết thương hở ngoài da nào.
Thường xảy ra khi con chó trở nên hung hãn hoặc vô tình đùa giỡn với con người, có cắn, cào nhưng không tiếp xúc trực tiếp với da, chỉ gây tác động nhẹ lên quần áo bên ngoài hoặc liếm nhưng không tiếp xúc với niêm mạc hoặc vết thương hở.
Vết cắn/cào của chó gây ra vết thương trên da nhưng không gây chảy máu, chỉ biểu hiện thông qua các vết trầy xước nhẹ trên bề mặt da.
Ở cấp độ 2, chó cũng có thể liếm lên những vùng da hở, có vết thương hoặc liếm lên niêm mạc.
Vết cắn/cào của chó gây ra vết thương hở trên da.
Ở cấp độ 3, số lượng vết thương do chó tấn công thường ít, khoảng 1 – 4 vết thương và ít máu.
Vết cắn/cào của chó gây ra vết thương hở trên da.
Ở cấp độ 4, số lượng vết thương hở do chó tấn công thường nhiều hơn, có chảy máu và có khoảng ít nhất 1 vết thương sâu hơn ½ chiều dài răng của chó.
Xem thêm : TOP 15 sữa bột cho bé tốt nhất hiện nay được nhiều mẹ tin dùng
Vết cắn ở xa vùng thần kinh trung ương.
Vết cắn/cào của chó gây ra vết thương hở trên da.
Ở cấp độ 5, chó có xu hướng hung dữ, tấn công mạnh bạo, gây ra rất nhiều vết thương sâu hơn ½ chiều dài răng của chó, gây ra nhiều thương tổn trên da.
Xem thêm : TOP 15 sữa bột cho bé tốt nhất hiện nay được nhiều mẹ tin dùng
Vết cắn ở xa vùng thần kinh trung ương.
Vết cắn/cào của chó gây ra rất nhiều vết thương sâu trên da.
Các vết thương tập trung ở vùng gần thần kinh trung ương như đầu mặt cổ hoặc/và gần vùng có nhiều dây thần kinh như bộ phận sinh dục, đầu chi,…
Theo quyết định 1622/QĐ-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người, có 4 mức độ tổn thương khi bị chó cắn, bao gồm:
Phân độ vết thương Tình trạng vết thương Tình trạng động vật(bất kể động vật đã được tiêm phòng dại) Tại thời điểm cắn người Trong vòng 10 ngày Độ I Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành – – Độ II Vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc Bình thường Bình thường hoặc có ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích Có triệu chứng dại hoặc không theo dõi được con vật – Độ IIIA Vết cắn/cào chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương Bình thường Bình thường hoặc có ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được con vật – Độ IIIB – Vết cắn/cào sâu, nhiều vết
– Vết cắn/cào gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ
– Vết cắn/cào ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục
– Bình thường
– Có triệu chứng dại
– Không theo dõi được con vật
–
Bị chó cắn chảy máu ít có sao không?
CÓ. THẬM CHÍ VÔ CÙNG NGUY HIỂM! Virus dại có thể trú ngụ trong lông, móng, răng, nước bọt,… của chó và có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương hở, không phân biệt kích thước. Khi bị chó cắn chảy máu nhiều hay ít cũng đều gây ra tình trạng tổn thương da, khiến cho vết thương hở tiếp xúc với virus dại từ răng và nước dãi của chó. Vì vậy, khi đã bị chó cắn gây trầy xước, dù chảy máu hay không, chảy máu nhiều hay ít, vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh dại.
Dại là bệnh lý truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm được cho là đáng sợ nhất lịch sử nhân loại, bệnh lây truyền từ động vật sang người. Dại thường ủ bệnh khoảng 7 ngày hoặc từ 1 – 2 tháng, thậm chí lên đến 1 năm, nên rất dễ khiến người bệnh chủ quan, không tiêm phòng sau phơi nhiễm. Một khi đã mắc bệnh dại và lên cơn, nguy cơ tử vong là 100%, người bệnh sẽ chết trong đau đớn và bất lực. Hiện, vẫn chưa có bất cứ phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị đặc hiệu bệnh dại.
Khi bị chó cắn/cào gây ra vết thương hở, không chỉ có nguy cơ rất cao lây nhiễm bệnh dại mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng phụ hoặc nhiễm khuẩn uốn ván, nhiều trường hợp bội nhiễm uốn ván với các nhiễm trùng ngoài da khác do tụ cầu vàng, tụ huyết trùng hoặc capnocytophaga, gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết, gây liệt các cơ quan trọng, dẫn đến tử vong. Nhiễm trùng có thể xảy ra do nước bọt của chó chứa vi khuẩn, virus… hoặc do quá trình xử lý vết thương không an toàn, có tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ở môi trường bên ngoài.
Chính vì vậy, dù bị chó cắn chảy máu nhiều hay ít, vẫn rất nguy hiểm, cần sơ cứu vết thương đúng cách và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngay lập tức.
Cách sơ cứu khi bị chó cắn chảy máu ít
Cần tiến hành sơ cứu ngay sau khi bị cắn dù vết thương chảy máu ít hay nhiều và đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để tiêm vắc xin phòng dại.
- Trước tiên, cần xác định vị trí vết thương và sử dụng xà phòng rửa sạch vùng da bị cắn dưới vòi nước sạch liên tục trong ít nhất 15 phút để loại bỏ virus. Lưu ý thao tác với vết thương nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh. Đồng thời, luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiến hành sơ cứu để ngăn ngừa tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
- Tiếp đến, cần sát trùng vết thương để đảm bảo vô trùng vùng da thương tổn, có thể sử dụng các sản phẩm sát trùng chuyên dụng như cồn 45°-70°, dung dịch iod hoặc các loại thuốc kháng sinh.
- Sau khi làm sạch và khử trùng vết thương, cần phủ một miếng vải mỏng, sạch lên vết thương, sau đó băng hờ lại để hạn chế sự xâm nhập và lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường vào cơ thể thông qua vết thương hở ngoài da. Lưu ý không băng kín và quá chặt để tránh khiến cho vùng da bị tổn thương bị bí khí, dễ mưng mủ và gây viêm nhiễm vết thương.
Phác đồ tiêm phòng cho người bị chó cắn chảy máu ít
Đối với các đối tượng đã hoàn thành lịch tiêm phòng dại trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi bằng vắc xin nuôi cấy trên tế bào, ngay sau khi bị chó cắn chảy máu, cần được tiêm vắc xin phòng dại với phác đồ 2 mũi:
Đường dùng Tổng số mũi Liều lượng Lịch tiêm Tiêm bắp 2 mũi 0,5 ml/1 mũi N0 – N3 Tiêm trong da 0,1 ml/1 mũi
Đối với các đối tượng chưa tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại trước phơi nhiễm, ngay sau khi bị chó cắn, cần được xác định mức độ vết thương và tình trạng con vật để đưa ra chỉ định lịch tiêm vắc xin phòng dại phù hợp. Cụ thể:
Bất kể tình trạng con vật sống sau 10 ngày theo dõi hoặc không theo dõi hoặc bệnh hoặc chết Con vật sống sau 10 ngày theo dõi Con vật chết, bệnh, không theo dõi được. Tình trạng vết thương nặng, sâu, nhiều vệt, gần thần kinh trung ương/vùng có nhiều dây thần kinh…
- Tiêm bắp 4 mũi với liều lượng 0,5 ml/ 1 mũi vào các ngày N0 – N7 – N21. Trong đó, N0 tiêm 2 mũi ở 2 chi khác nhau. Hoặc:
- Tiêm trong da 8 mũi với liều lượng 0,1 ml/ 1 mũi vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28. Trong đó, mỗi ngày tiêm 2 mũi ở 2 vị trí khác nhau.
Tiêm bắp 4 liều với liều lượng 0,5 ml/ 1 mũi vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28 Tiêm bắp 5 mũi với liệu lượng 0,5 ml/ 1 mũi vào các ngày N0 – N3 – N7 – N14 – N28 và tiêm huyết thanh kháng dại vào ngày N0
Thắc mắc “bị chó cắn chảy máu ít có sao không?” được các chuyên gia giải đáp là có nguy cơ rất cao lây nhiễm virus dại gây ra bệnh dại, dẫn đến tử vong. Trong nhiều trường hợp, chó được tiêm phòng đầy đủ hàng năm và không mắc bệnh dại, vẫn tồn tại rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng vết thương do các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương, nhất là tình trạng nhiễm trùng uốn ván có thể gây liệt cơ hô hấp và tử vong. Do đó, sau khi bị chó cắn, dù có vết thương hở hay không, dù chảy máu ít hay nhiều, thậm chí chỉ trầy xước da, cũng cần sơ cứu vết thương và tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp