Trả Lời: Bị chó cắn kiêng ăn gì & kiêng làm gì?

Nhiều người khi bị chó cắn thường rất lo lắng, thậm chí là stress. Vậy bị chó cắn kiêng gì cho an toàn và tốt nhất để mau hồi phục. Cùng Kimi Pet tìm hiểm những điều bạn cần tránh khi bị chó cắn trong bài viết này.

1. Bị chó cắn kiêng gì cho tốt?

Sau khi bị chó cắn nếu bạn không kiêng khem cẩn thận thì rất dễ khiến vết thương mưng mủ, đau nhức, gây lồi sẹo mất thẩm mỹ… Do đó khi bị chó cắn thì bạn cần kiêng những điều sau:

1.1. Khi bị chó cắn kiêng những gì thì tốt?

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học thì Virus dại có thể lây qua người, động vật khác qua vết thương hở trên người.

Do đó nếu như bị chó cắn thì bạn cần tới ngay cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để để khám và tiêm phòng dại theo chỉ định của bác sĩ. Tránh Virus phát triển và gây ra hậu quả không đáng có.

Ngoài ra khi bị chó cắn, dù bạn đã tiêm phòng nhưng cũng tránh để máu cũng như nước bọt của mình lây nhiễm sang người, động vật khác qua các vết thương hở.

Giải đáp: Bị chó cắn kiêng gì? Bị chó cắn nên kiêng ăn gì?
Giải đáp: Bị chó cắn kiêng gì? Bị chó cắn nên kiêng ăn gì?

1.2. Bị chó cắn kiêng ăn gì để mau khỏi?

Trong thời gian này bạn cần phải ăn uống hết sức cẩn thận, tránh những thực phẩm, đồ uống sau:

  • Không ăn các thực phẩm, món ăn sau: rau muống, thịt bò, thịt gà, tôm, cua… khiến vết thương bị đau nhức, chảy mủ và gây ra những vết sẹo lồi, sẹo thịt khi vết cắn lành lại.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê…
  • Trong thời gian này, nếu bạn sử dụng bất kỳ thực phẩm, đồ uống nào mà thấy bị buồn nôn, dị ứng, khó chịu thì hãy dừng thực phẩm đó ngay lập tức. Nếu ngưng rồi vẫn khó chịu thì bạn cần tới bác sĩ để kiểm tra chính xác.

Dịch vụ Khách sạn chó mèo Hà Nội chuẩn 5* tại Kimi Pet

2. Những thắc mắc khác khi bị chó cắn

Qua phần 1 hẳn bạn đã biết bị chó cắn kiêng gì, bị chó cắn nên kiêng ăn những gì thì tốt và an toàn nhất. Tuy nhiên cũng có những cách khác từ cha ông truyền lại nhưng không hề chính xác, chưa được kiểm chứng như phần dưới đây.

2.1. Bị chó cắn kiêng đám ma bao lâu?

Câu trả lời là KHÔNG KIÊNG. Theo dân gian, nhiều người truyền tai nhau rằng khi bị chó cắn và đến dự đám tang thì bạn sẽ lên cơn dại.

Đúng là đã có trường hợp như vậy xảy ra nhưng đấy chỉ mang yếu tố trùng hợp. Và khi có một việc không may xảy ra thì họ sẽ tìm một lý do để lý giải cho sự việc đó.

Hiện nay vẫn chưa hề có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho việc “bị chó cắn đến đám ma sẽ phát dại” cả. Do đó bạn không nên quá lo sợ mà tạo ra những căng thẳng, lo sợ không đáng có cho bản thân.

Xem bài viết Mèo anh lông ngắn giá sinh viên

2.2. Bị chó cắn ăn đậu xanh được không?

Câu trả lời là nhé.

Giống như trường hợp trên, trong dân gian có đồn thổi là bị chó cắn phải kiêng ăn đậu. Tuy nhiên tới giờ chưa hề có một nghiên cứu nào khẳng định bị chó cắn thì không được ăn đậu, nên bạn đừng lo lắng quá nhé.

Giải đáp: Bị chó cắn nên kiêng gì?
Giải đáp: Bị chó cắn nên kiêng gì?

2.3. Bị chó cắn có kiêng quan hệ không?

Câu trả lời là . Như đã nói ở phần trên, Virus dại có khả năng lây nhiễm qua máu và nước bọt. Do đó chúng hoàn toàn có thể lây từ người qua người ở chỗ các vết thương hở.

Nếu bị chó cắn thì cần phải tới bác sĩ ngay để được tiêm phòng đầy đủ. Sau đó phải chờ qua thời gian ủ bệnh, không có triệu chứng dại thì mới có thể quan hệ bình thường.

TOP 12 Khách sạn cho chó TPHCM đáng tin cậy

3. Chích ngừa chó cắn có kiêng gì không?

Sau khi bị chó cắn thì cách an toàn nhất bạn có thể làm chính là tiêm phòng ngừa bệnh dại. Và thông thường sau 14 ngày nếu bạn không có biểu hiện dại nào thì có nghĩa là cơ thể bạn không mang Virus dại.

Vậy tiêm chó dại cắn cần kiêng gì? Trong thời gian tiêm ngừa dại bạn thì bạn cần kiêng những điều sau:

  • Chích ngừa chó cắn kiêng ăn gì? Bạn cần kiêng thịt gà, thịt bò, rau muống, tôm, cua… và xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh.
  • Hoãn tiêm phòng dại khi bạn đang mắc các bệnh cấp tính.
  • Giống như phần 1 “bị chó cắn kiêng gì”, bạn cũng không được sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc là, cà phê…
  • Khi bạn đang điều trị các bệnh ác tính: Nên tiêm vắc xin dại ở bắp và theo dõi lượng virus dại trong máu thường xuyên.
  • Không dùng các loại thuốc kháng sinh làm hệ miễn dịch bị suy yếu như: Corticoid, thuốc trị sốt rét, thuốc chữa ung thư…
  • Và sau khi tiêm phòng dại mà bạn thấy bất kỳ biểu hiện, phản ứng phụ như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Danh sách các giống chó cỏ ở Việt Nam & Những đặc điểm nổi bật

4. Sau khi bị chó cắn bao lâu thì chích ngừa?

Khi bị chó cắn thì bạn phải tới bệnh viện để tiêm phòng dại ngay lập tức. Có những Virus dại ủ bệnh từ 1 – 3 tháng, có khi tới 1 năm. Nếu Virus phát tác sớm thì bạn sẽ biết, nhưng nếu nó ủ bệnh quá lâu thì sẽ là một mối nguy hiểm khôn lường.

Do đó nếu bị chó dại cắn mà bạn chủ quan không tiêm phòng thì cực kỳ nguy hiểm, gây ra những hậu quả không đáng có.

Video hướng dẫn cách tự vệ khi bị chó tấn công:

[Giải đáp] Nên nuôi chó cái hay đực & Ưu nhược điểm của chúng

5. Cách phòng chống bệnh dại cho bản thân và chó cưng

Dưới đây là những lưu ý cho bạn để phòng ngừa bệnh dại cho bản thân, những người xung quanh và chú chó:

  • Với chó to hoặc hung dữ cần rọ mõm khi ra ngoài. Việc này sẽ giảm thiểu các vấn đề, các tai nạn không đáng có xảy ra.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó lạ. Với những chú chó mà gia đình bạn nuôi và chúng quen với trẻ trong nhà thì không vấn đề. Tuy nhiên với chó lạ thì tốt hơn hết là nên để bé xa chúng.
  • Hướng dẫn trẻ cách bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với những chú chó. Trẻ con cần biết cách xử lý khi có chó hay bất kỳ động vật khác tới gần. Điều này sẽ giảm tối đa trường hợp trẻ con bị cắn.
  • Báo cho chính quyền, cơ sở y tế địa phương khi thấy những con chó có biểu hiện bất thường.
  • Đi tiêm phòng dại cho chó đầy đủ. Đừng chủ quan, sợ tốn kém vì điều này là cần thiết cho thú cưng của bạn.

Hy vọng những kiến thức trong bài này của Kimi Pet đã giải đáp đầy đủ những thắc mắc của bạn xung quanh vấn đề “bị chó cắn kiêng gì”. Khi bạn rơi vào trường hợp này thì hãy thật bình tĩnh và tới cơ sở y tế gần nhất để khám và xử lý kịp thời.