Hiện nay, ngày Thất tịch đang được đông đảo các bạn trẻ trong nước cũng như trên thế giới hưởng ứng rất nhiều. Những đôi nhân tình thường cùng nhau ngắm sao, đi chùa. Còn những ai độc thân thì thưởng thức chè đậu đỏ để sớm có người yêu. Cùng tìm hiểu ngay Thất tịch là gì, vào ngày nào ở dưới.
1. Lễ Thất tịch là ngày gì?
Hàng năm, trong văn hóa phương Đông, có một ngày đặc biệt gọi là Thất Tịch (Hán-Nôm: 七夕) diễn ra vào ngày thứ 7 của tháng 7 trong lịch Âm. Đây cũng được gọi là Ngày lễ tình nhân của Á Đông. Đó là một cách gọi của người phương Tây và nó tương đương với Valentine khu vực Châu Á.
Bạn đang xem: Ngày Thất tịch là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa của ngày này có thể bạn chưa biết
Thất tịch là ngày có nguồn gốc từ câu chuyện lãng mạn về cặp đôi Ngưu Lang Chức Nữ hay còn được biết đến là 2 vợ chồng Ngâu. Theo truyền thuyết, họ được có cơ hội gặp nhau mỗi năm 1 lần trên cầu Ô Thước vào ngày 7/7 Âm lịch.
2. Ngày Thất tịch năm 2023 là ngày mấy Dương lịch?
Do ngày Thất tịch trùng với 7/7 Âm lịch nên lễ Thất tịch năm 2023 sẽ rơi vào thứ 3 ngày 22/8/2023. Trong những năm trở lại đây, giới trẻ, đặc biệt là các bạn thuộc GenZ dành rất nhiều sự chú ý tới ngày đặc biệt này. Cùng đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa tới Thất tịch 2023 ở dưới.
3. Nguồn gốc ra đời của ngày Thất tịch (ngày 7/7 Âm lịch)
Theo truyền thuyết, Ngưu Lang ban đầu là một người chăn trâu nghèo nhưng bù lại rất cần cù và tốt bụng. Do đó, anh ta đã sớm lọt vào mắt xanh của Chức Nữ – tiên dệt thiên hạ. Cô là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương – người chuyên dệt mây ngũ sắc ở trên bầu trời.
Hai người họ đã nên đôi vợ chồng và có được những năm tháng hạnh phúc bên nhau. Họ đã có với nhau 2 đứa con gồm có một trai một gái. Tuy nhiên, một ngày kia, Chức Nữ đã phải trở lại thiên đình theo lệnh từ Ngọc Hoàng. Do quá thương nhớ vợ, Ngưu Lang đã cố gắng đuổi theo nhưng bị Sông Thiên Hà (ranh giới của 2 thế giới) cản bước.
Ngưu Lang đã đứng đợi bên bờ sông mãi mãi và không chịu rời xa. Từ đó, có một ngôi sao mới xuất hiện ngay cạnh sông Thiên Hà và được người ta gọi là Ngưu Lang. Vương Mẫu Nương Nương cũng đã cảm thông với tình cảm mãnh liệt này của Ngưu Lang và đã đồng ý cho 2 vợ chồng gặp gỡ hàng năm vào ngày Thất Tịch (7/7 Âm lịch).
4. Ý nghĩa của lễ Thât tịch tại các nước tại Châu Á
Cho đến nay, ngày Thất tịch đang được giới trẻ của nhiều nước trên toàn cầu, đặc biệt là tại Châu Á. Tuy nhiên, ngày này mang các ý nghĩa khác nhau với các nước do có sự khác biệt về văn hóa, phong tục. Dưới đây là chi tiết.
4.1. Ngày Thất tịch tại Trung Quốc
Mỗi khi tới đêm 7/7 Âm lịch, các phụ nữ Trung Quốc lại dành thời gian cầu nguyện cho đôi tay của mình được khéo léo hơn. Lễ Thất Tịch này trở thành cơ hội cho các cô gái trẻ làm ra các món đồ nghệ thuật để hy vọng tìm được một người chồng đáng để yêu thương.
4.2. Ngày Thất tịch tại Hàn Quốc
Xem thêm : Thành lập chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Thủ Đức
Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày Thất Tịch được gọi là lễ Chilseok. Hoạt động và ý nghĩa của Chilseok tại quốc gia này cũng khác biệt so với truyền thống văn hóa Trung Quốc.
Chilseok đánh dấu bước chuyển mùa từ nóng bức sang mùa mưa. Họ gọi những giọt mưa rơi vào ngày này là “nước Chilseok”. Hơn nữa, trong lễ hội này, người ta còn trang trí mọi nới với quả bí ngô, dưa chuột, và dưa hấu.
Người Hàn Quốc thường tham gia tắm mình trong ngày lễ này với ý nghĩa cầu mong luôn có sức khỏe tốt. Đồng thời, họ cũng thưởng thức bánh mì nướng trong lễ Chilseok mỗi năm.
4.3. Ngày Thất tịch tại Nhật Bản
Tại Nhật Bản, ngày Thất Tịch được biết đến với cái tên khác đó là “Tanabata”. Vào dịp này, người dân Nhật thường viết những nguyện ước của mình lên những tờ giấy gọi là “Tanzaku” sau đó treo chúng lên cành tre trước cửa nhà. Với việc làm này, họ hy vọng rằng sẽ nhận được nhiều may mắn, thuận lợi, mùa màng bội thu và sự thịnh vượng.
Ngoài ra, các bạn trẻ tại Nhật Bản cũng tới thăm các đền thờ trong ngày lễ Tanabata với mong muốn tìm thấy một nửa kia sớm nhất có thể để cùng nhau sánh đôi.
4.4. Ngày Thất tịch tại Việt Nam
Trong văn hóa Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch còn được biết đến với tên gọi là ông Ngâu bà Ngâu. Cái tên này xuất phát từ hiện tượng mưa ngâu thường xuyên giai đoạn này.
Theo truyền thuyết, mưa được coi là giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ gặp nhau. Cũng từ đó mà người ta thường có câu “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.
Vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm, chùa Hà có tổ chức lễ để cầu duyên, cầu con cái và hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó, người Việt còn cho là nếu cặp đôi đang yêu nhau cùng nhìn ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ trong đêm ngày 7/7 (Thất tịch) thì họ sẽ mãi mãi ở bên nhau trọn đời.
5. Ngày Thất tịch nên kiêng làm điều gì?
Theo quan niệm dân gian, có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, vào ngày Thất tịch thì mọi người nên tránh làm những điều sau đây để không rước họa vào người nhé.
5.1. Xây mới nhà cửa
Có rất nhiều lý giải để giải thích cho điều này. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng vào ngày 7/7 Âm lịch tại Việt Nam thì trời rất hay có mưa. Điều này sẽ ít nhiều gây cản trở tới việc xây dựng nhà cửa và thi công công trình trong ngày Thất tịch.
Xem thêm : Trường học an toàn là gì? Cách xây dựng trường học an toàn
Thêm vào đó, tháng 7 trong Âm lịch thường được biết đến với cái tên “tháng cô hồn”. Đây là thời điểm khi ma quỷ thường xuyên quấy phá nên chúng ta không nên làm các công việc quan trọng như xây dựng nhà cửa.
5.2. Tổ chức đám cưới
Cách đây hàng trăm năm, câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ đã trở thành nguồn cảm hứng cho một ngày đặc biệt. Đó là một khoảng thời gian mà hai tâm hồn xa cách mãi mãi lại hội tụ. Tuy nhiên, bên trong sự kỳ vọng ấy vẫn ẩn chứa những sự chia xa và nhớ nhung đau đớn. Bởi vậy, một số người cho rằng không nên chọn ngày Thất Tịch làm ngày cưới. Họ lo sợ rằng những đôi cưới nhau sẽ phải đối mặt với sự chia lìa tương tự như chuyện tình bi thương của Ngưu Lang Chức Nữ.
5.3. Tuyệt đối không làm việc ác
Đương nhiên chúng ta không chỉ nên tránh làm ác và phải sống lương thiện chỉ mỗi ngày Thất tịch mà còn là mọi ngày trong đời. Tuy nhiên, ngày này thì những việc hướng thiện luôn được đề cao để có thể cầu cho bản thân cùng với những người trong gia đình luôn được yên bình và mạnh khỏe. Bên cạnh đó, nếu bạn tránh làm điều xấu trong ngày Thất tịch cũng được cho là sẽ có được tình yêu đẹp và may mắn ngập tràn.
6. Giải đáp các thắc mắc hay gặp liên quan về lễ Thất tịch
Sau khi đã biết được nhiều thứ hay ho về ngày Thất tịch, chắc hẳn mọi người vẫn còn một vài thắc mắc chưa được tháo gỡ. Hãy cùng mình giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất ở dưới đây nhé.
7. Tổng kết
Hy vọng bài viết Thất tịch là ngày gì, vào ngày mấy? Vì sao ăn chè đậu đỏ? Ở bên trên cũng đã giúp cho mọi người có thể biết được những thứ hay ho về ngày đặc biệt này. Chúc bạn có một ngày Thất tịch thật vui vẻ và hạnh phúc nhé.
Đừng quên liên tục dõi theo kênh Dchannel thuộc hệ thống cửa hàng Di Động Việt để biết thêm nhiều điều bổ ích mới nhất về công nghệ hiện nay nhé. Mình muốn gửi lời cám ơn thật nhiều tới các bạn vì đã bỏ chút thời gian đọc bài viết này của mình.
Di Động Việt cam kết “CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” tới khách hàng thông qua sự tận tâm, trách nhiệm, chu đáo. Với sự tử tế và lời hứa còn hơn cả chính hãng, Di Động Việt đem đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm và không gian trải nghiệm đẳng cấp nhất.
Xem thêm:
- Rằm tháng 7 là ngày nào 2023? Nguồn gốc, ý nghĩa và những phong tục Việt Nam
- Tháng cô hồn là gì? Là tháng mấy năm 2023? Nguồn gốc và những điều nên kiêng kỵ
- Ngày Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy năm 2023? Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Vu Lan
- Ngày lễ tình nhân là ngày gì? Bao nhiêu ngày nữa tới Valentine 2023?
Di Động Việt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp