Thời gian qua, lực lượng CSGT toàn quốc tăng cường xử lý mạnh vi phạm nồng độ cồn. Các trường hợp vi phạm nồng độ cồn đều bị tạm giữ phương tiện 7 ngày, tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX) trong một thời hạn nhất định, tùy vào mức độ vi phạm.
Trong đó, nếu vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, tài xế có thể bị tước GPLX tới 24 tháng.
Bạn đang xem: Vi phạm nồng độ cồn bị tạm giữ GPLX: Bỏ bằng lái, thi lại được không?
Trước thực trạng này, một số bạn đọc băn khoăn: Khi bị CSGT tạm giữ GPLX, thì có thể bỏ bằng lái đó và thi lấy một GPLX mới?
Trả lời nội dung này, luật sư Trần Minh Quân (Giám đốc Công ty Luật Trần Nguyên) cho biết, tước GPLX (hay còn gọi bằng lái xe) là tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn. Đây là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động tham gia giao thông.
Xem thêm : Lượng calo trong bánh gạo One One? Ăn bánh gạo One One có mập không?
“Khoản 1, Điều 25, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, trong thời gian bị tước quyền sử dụng GPLX, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, cụ thể là lái xe”, luật sư Quân cho hay.
Theo luật sư Quân, về nguyên tắc, nếu bị tước GPLX trong một khoảng thời gian, tức là người vi phạm không được quyền lái các loại xe tương tự trong khoản thời gian bị tước đó. Do vậy, khi chưa hết thời hạn bị phạt thì người này cũng không được học, thi và cấp GPLX mới.
Ngoài ra, theo điểm g, khoản 3, Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì sẽ bị phạt từ 3 – 5 triệu đồng.
Đồng thời, người khai báo gian dối để đăng ký thi GPLX mới còn bị tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo.
Xem thêm : Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?
“Chính vì thế, những trường hợp bị tước GPLX thì người dân nên chấp hành nghiêm, không nên khai báo gian dối để tránh vướng vào những rắc rối về pháp lý”, ông Quân cho hay.
Theo một CSGT tại TP Hà Nội, hiện nay Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an đã liên thông dữ liệu, tích hợp thông tin.
“Khi xử phạt vi phạm giao thông, cơ quan chức năng sẽ cập nhật lên hệ thống, nên 1 người vi phạm ở tỉnh, thành phố A, bị xử phạt tước GPLX sau đó không thể “lách luật” bằng cách đến một tỉnh, thành phố B, để thi giấy phép lái xe mới”, vị này nói.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì tất cả hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe, thời hạn tạm giữ xe tối đa sẽ là 7 ngày.
Đồng thời, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng, 16 – 18 tháng và 22 – 24 tháng tùy theo kết quả đo nồng độ cồn trong khí thở hoặc trong máu (trừ trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp điện).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp