Bản chất của văn học

1. Văn chương là gì?

Văn chương là cụm từ được kết hợp bởi từ văn có nghĩa là vẻ đẹp và chương là sự sáng tỏ. Bạn có thể hiểu đơn giản, văn chương chính là sử dụng những ngôn từ, lời hay ý đẹp, rõ ràng và mạch lạc vào các tác phẩm từ đó thể hiện cảm xúc, giá trị muốn truyền tải đến người đọc.

Ngoài ra, văn chương còn thể hiện những tâm tư tình cảm tốt đẹp, nỗi lòng của con người. Thế nên, văn chương chính là nhu cầu thiết yếu của con người, đại diện cho tiếng nói được cất lên từ trái tim và phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua tài năng của mỗi người nghệ sĩ.

Theo nhà phê bình văn học Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.” và công dụng của văn chương cũng được nói đến: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;…”

Văn chương là gì

2. Bản chất của văn chương là gì?

Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống

Nơi bắt đầu và nơi đi tới của văn chương chính là cuộc sống, gắn chặt với hiện thực và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Mảnh đất sống của văn chương chính là hiện thực xã hội, giúp xây dựng nên tính chân thực, tự nhiên, đúng đắn và thực tế cho tác phẩm.

Tác phẩm có giá trị hiện thực giúp bạn đọc nhận ra chân lý đời sống và tính quy luật trong hiện thực. Điển hình là những tác phẩm kinh điển luôn chứa đựng nhiều tư tưởng lớn của thời đại trên đôi cánh hiện thực cuộc sống. Nhà văn Nam Cao đã từng nói rằng: “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than”, “Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn”.

Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống

Văn chương cần phải có sự sáng tạo

Sáng tạo là quy luật đặc thù của văn học, điều kiện tiên quyết để đưa tác phẩm đến gần hơn với độc giả. Văn chưa phải vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường. Để thực hiện được điều này, mỗi câu văn, từ ngữ và nhân vật trong tác phẩm văn học phải tạo nên sự bất ngờ, thích thú với người đọc.

Văn chương ở những năm 1930 – 1945, người đọc thường bắt gặp biết bao hình ảnh người nông dân cấy cày vất vả, nhọc nhằn. Tuy nhiên, với tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao là cảm xúc thương xót, đau đớn trước sự quằn quại, quẫy đạp của con người, sống thì phải làm quỷ, không muốn làm quỷ thì phải chết. Với Hai đứa trẻ – Thạch Lam, hai đứa trẻ đang âm thầm tiến đến cái chết ngay khi còn sống. Đọc Chữ người tử tù – Huấn Cao nhận ra rằng cái đẹp có thể cứu vãn thế giới.

Mỗi tác phẩm văn chương đều xây dựng cho mình những nét sáng tạo riêng biệt trên nền hiện thực xã hội. Qua đó chứng minh cho quy luật nghệ thuật không chấp nhận sự lặp lại, không cho phép sao chép đời sống vì “chân lý nghệ thuật chỉ thống nhất chứ không đồng nhất với chân lý đời sống”.

Văn chương cần phải có sự sáng tạo

3. Nguồn gốc văn chương

Theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Để tác phẩm văn chương có giá trị, cần có sự hội tụ của nhiều yếu tố cấu thành nhưng chung quy nhất là nhờ văn chương để con người biết yêu cái đẹp và yêu con người.

Bản chất giá trị của văn chương chính là tình cảm. Điều này đã được rất nhiều nhà văn, phê bình văn học khẳng định rằng: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần” (Lê Quý Đôn), “Hãy đập vào tim anh thiên tài là ở đó” (Muytxe),…

Nguồn gốc văn chương

4. Nhiệm vụ của văn chương

Hình dung sự sống muôn hình vạn trạng

Thông qua chất liệu ngôn từ, văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống. Dựa vào hình tượng văn học cụ thể, sinh động và cảm tính giúp thể hiện thế giới muôn hình vạn trạng bên ngoài. Từ đó, bạn đọc có thể hình dung ra cuộc sống đầy đủ hình dạng, màu sắc với những số phận và tính cách khác nhau.

Hình dung sự sống muôn hình vạn trạng

Văn chương sáng tạo sự sống

Văn chương phản ánh hiện thực khách quan thông qua cái nhìn chủ quan của tác giả. Tình cảm và tư tưởng nhà văn được in sâu đậm trong các tác phẩm văn chương giúp cuộc sống được sáng tạo lại dưới góc nhìn của tác giả, qua đó làm giàu và phong phú tư tưởng, cảm nhận người đọc. Văn chương luôn đưa ra những hình ảnh, ý tưởng, khát khao về một thế giới đầy ước mơ mà con người muốn hướng đến.

Văn chương sáng tạo sự sống

5. Ý nghĩa của văn chương

Văn chương khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, giúp khơi gợi những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có. Thông qua đó, chúng ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên, mang lại vẻ đẹp đầy tính thẩm mỹ. Đồng thời, văn chương còn là nơi lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người.

Văn chương giáo dục cho con người biết yêu quý những gì gần gũi thân thương nhất như quê hương, gia đình và làng xóm. Văn chương dạy biết cảm thông sâu sắc tới những người có số phận bất hạnh, những người kém may mắn. Với những người tốt, cùng chí hướng hay người lao động cần có lòng vị tha, đồng cảm.

Hơn thế nữa, văn chương có công dụng bồi đắp sáng tạo, ước mơ, rèn luyện học tập để xây dựng một tương lai tốt đẹp và mở rộng thế giới tình cảm của con người. Có thể nói rằng, những nhà văn nhà thơ đã giúp đời sống tinh thần nhân loại thêm phong phú, tươi đẹp và muôn hình vạn trạng.