Thời điểm muộn nhất để tiêm phòng bệnh uốn ván khi bị đinh đâm

Việc tiêm phòng bệnh uốn ván khi bị đinh đâm là việc làm quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ. Bởi nhiều người không nhận ra rằng các vết thương gây ra do đinh thép có thể có những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bị thương. Bài viết này sẽ chia sẻ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin sau khi bị đinh đâm để ngăn chặn căn bệnh uốn ván này.

1. Cần tiêm phòng uốn ván với những vết thương như thế nào?

Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, khi các triệu chứng xuất hiện, khả năng cứu chữa và phục hồi là rất thấp, tỷ lệ tử vong là rất cao. Nguyên nhân gây bệnh uốn ván là do ngoại độc tố Tetanus Exotoxin sản xuất bởi vi khuẩn Clostridium Tetani trong điều kiện thiếu oxy tại vết thương. Vi khuẩn Clostridium tetani có thể tồn tại trong nhiều môi trường, bao gồm đất, phân ngựa và đất bón.

Khi bào tử của vi khuẩn uốn ván xâm nhập cơ thể thông qua các vết thương hoặc tổn thương da, các độc tố mà vi khuẩn Clostridium tetani tiết ra sẽ ngăn chặn quá trình giải phóng các chất ức chế có chức năng dẫn truyền thần kinh. Điều này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng chung như sự co thắt cơ, đau, sự mất ổn định trong khả năng tự chủ cơ thể và rối loạn hô hấp.

Mọi loại vết thương hở, trầy xước và rách da đều là con đường thuận lợi để vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập và tấn công vào cơ thể người. Vì vậy, cần tiêm phòng uốn ván với bất kỳ vết thương hở nào, đặc biệt là những vết thương có nguy cơ nhiễm uốn ván cao, bao gồm: vết thương nặng do tai nạn giao thông nghiêm trọng, vết thương gây ra bởi các vật sắc nhọn như đinh gỉ, cành cây và những vật nhọn tương tự.

Ngoài ra, với các loại vết thương có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn, như vết bỏng, trầy xước nhẹ, vết thương hở không sâu và không bị nhiễm bẩn,… thì bên cạnh việc cần được cấp cứu kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ uốn ván thì tiêm phòng cũng là cần thiết để đảm bảo an toàn. Bởi một khi bệnh đã bùng phát, hầu hết các biện pháp điều trị đều không hiệu quả và tỷ lệ người bệnh tử vong là rất cao.

2. Tại sao cần tiêm phòng uốn ván khi bị đinh đâm?

Việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván khi bị đinh đâm hoặc bị các vết thương hở khác là cần thiết. Nguyên nhân là vì những vết thương là nguy cơ cao cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập và phát triển trong môi trường yếm khí. Trong khi đó, bệnh uốn ván là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong lên đến 90% khi đã mắc bệnh.

Hơn nữa, vi khuẩn uốn ván thường tập trung nhiều ở các loại đinh, kim loại gỉ sét. Chúng có thể kèm theo nhiều loại vi khuẩn khác có mặt trong bụi bẩn, đất cát, phân gia súc,… Điều này làm cho bệnh trở nên phức tạp hơn và khó điều trị. Do đó, ngay cả với những vết thương nhỏ, không nên coi thường mà cần xử lý và tiêm phòng kịp thời để tránh những hậu quả nguy hiểm trong tương lai.

3. Thời điểm tiêm phòng uốn ván sau khi bị đinh đâm

Uốn ván là một “cơn ác mộng” của nhiều người bởi bệnh này gây ra tỉ lệ tử vong cao và bất kỳ ai cũng có thể mắc uốn ván. Vì vậy, việc chủ động tiêm phòng uốn ván là không thể thiếu đối với mọi trẻ em đến người già, phụ nữ có thai và ngay cả những người lớn khỏe mạnh cũng cần tiêm phòng.

Nếu vẫn chưa chuẩn bị sẵn kháng thể ngừa uốn ván trước đó, người bị thương nói chung và người bị đinh đâm cần tiêm phòng uốn ván ngay lập tức sau khi bị thương. Bởi thời gian để vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập và phát triển trong cơ thể là trong vòng 3 đến 21 ngày, trung bình là từ 7 đến 8 ngày. Do đó, để đạt hiệu quả cao nhất, việc tiêm phòng nên được thực hiện muộn nhất trong vòng 24 giờ sau khi bị đinh đâm.

Sau 24 giờ, hiệu quả của vắc xin sẽ giảm bớt, nhưng điều này không đồng nghĩa là người bị đinh đâm không thể tiêm sau thời gian này. Trái lại, nếu chưa kịp tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị thương thì bạn vẫn cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ vì “muộn còn hơn không”.

Hiện nay, tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI luôn có sẵn các loại vắc xin ngừa uốn ván cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người già, để khách hàng có thể chủ động tiêm phòng trước hoặc sau khi bị vết thương hở. Các loại vắc xin ngừa uốn ván hiệu quả tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bao gồm:

– Vắc xin 6in1 Hexaxim (Pháp) và Infanrix hexa (Bỉ) chứa thành phần ngừa uốn ván cho trẻ em.

– Vắc xin 4in1 Tetraxim (Pháp) chứa thành phần ngừa uốn ván cho trẻ em.

– Vắc xin 3in1 Adacel (Canada) và Boostrix 0,5ml (Bỉ) chứa thành phần ngừa uốn ván cho cả trẻ em và người lớn.

– Vắc xin ngừa uốn ván đơn TT (Việt Nam) và SAT (Việt Nam) cho cả trẻ em và người lớn.

Tiêm chủng là biện pháp dự phòng an toàn và hiệu quả trước nguy cơ uốn ván có thể gây tử vong cho bất cứ ai từ những vết thương hở.

4. Sơ cứu khi bị đinh đâm trước khi đi tiêm phòng uốn ván

Trước khi đi tiêm phòng uốn ván, người bị thương cũng cần bình tĩnh và xử lý vết thương đúng cách, nhằm làm chậm quá trình xâm nhập của vi khuẩn uốn ván vào cơ thể. Sau đó, đến ngay trung tâm y tế hoặc phòng tiêm chủng gần nhất để tiêm ngừa uốn ván, ngăn chặn mọi nguy cơ nguy hiểm do uốn ván gây ra từ những vết thương hở.

Sơ cứu vết thương đúng cách có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn uốn ván lên đến 4 giờ:

– Bước 1: Rửa sạch vết thương và loại bỏ các chất bẩn, vật lạ bằng cách đặt vết thương dưới vòi nước sạch hoặc sử dụng oxy già.

– Bước 2: Tiếp theo, rửa sạch vết thương bằng xà phòng.

– Bước 3: Băng bó vết thương và tới cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn thời điểm muộn nhất để tiêm phòng bệnh uốn ván khi bị đinh đâm. Chủ động đến ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để tiêm ngừa uốn ván sớm hoặc chậm trễ nhất là tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị thương, nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân, bạn nhé!