Có được chấm dứt hợp đồng khi người lao động mang thai?
Để bảo vệ người lao động, đặc biệt là lao động nữ, điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 cho phép lao động nữ mang thai được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Vô tình bôi nhầm dầu dừa lên vùng da quanh mắt và cái kết khiến hàng nghìn phụ nữ kinh ngạc
- Bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm thì có sao không?
- Đánh giá 5 loại sữa rửa mặt Hada Labo được dùng nhiều nhất
- 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, bạn đã chinh phục chưa?
- Chi tiết cách gộp 2 trang thành 1 trang trong Word để in ấn tài liệu
Ngoài ra, những lao động này còn được chủ động chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp:
Bạn đang xem: Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
– Hết hạn hợp đồng lao động.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
Cùng với đó, khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng nêu rõ:
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Theo quy định này, người sử dụng lao động sẽ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do người đó mang thai.
Cùng với đó, Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng đặt ra yêu cầu về việc doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm : Sinh ngày 22/2 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 22/2
Do đó, dù vì lý do gì đi chăng nữa, doanh nghiệp cũng không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang mang thai. Hợp đồng lao động chỉ chấm dứt khi có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc người lao động đó đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản?
Khoản 4 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định:
Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Theo đó, lao động nữ đang mang thai mà nghỉ việc trước thời điểm sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đủ điều kiện của một trong 02 trường hợp sau:
(1) Trường hợp thai bình thường: Đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
(2) Trường hợp thai yếu có chỉ định nghỉ dưỡng thai của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền: Thỏa mãn 02 điều kiện sau:
– Phải đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên.
– Đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện về thời gian tham gia BHXH bắt buộc nêu trên thì lao động nữ dù nghỉ việc lúc đang mang thai vẫn sẽ được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Xem thêm : Những ai không nên ăn nấm?
Lúc này, thay vì nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động sẽ phải tự mình thực hiện thủ tục tại cơ quan BHXH nơi cư trú.
Theo Điều 101 và Điều 102 Luật BHXH năm 2014 và Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, người lao động phải tự chuẩn bị hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH gồm:
– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
– Xuất trình sổ BHXH.
Nếu như hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động trong thời gian 05 ngày làm việc.
Xem thêm: Nghỉ việc trước khi sinh con hưởng chế độ thai sản thế nào?
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ.
>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp