Bệnh đau mắt đỏ kiêng gì?
Có thể bạn quan tâm
Ngoài vấn đề đau mắt đỏ kiêng ăn gì, bạn cũng nên quan tâm đến một số điều nên kiêng trong sinh hoạt để nhanh khỏi và tránh lây lan bệnh cho người khác. Cụ thể như sau:
Bạn đang xem: Đau mắt đỏ kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?
- Kiêng chạm tay vào mắt: Mỗi khi chạm hay dụi tay vào mắt, bạn sẽ vô tình truyền vi khuẩn, virus trên tay sang mắt, khiến cho bệnh đau mắt đỏ dễ dàng lây lan sang mắt còn lại, lây cho người khác, thậm chí là triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Kiêng đeo kính áp tròng: Nếu bạn có thói quen đeo kính áp tròng, hãy kiêng đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi bệnh hoặc được bác sĩ cho phép. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể cân nhắc chuyển sang đeo kính gọng thông thường. Sau khi đã khỏi bệnh, nếu bạn muốn tái sử dụng kính áp tròng thì hãy làm sạch và khử trùng thật kỹ lưỡng.
- Kiêng dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác: Virus, vi khuẩn gây đau mắt đỏ có thể tồn tại trên các vật dụng cá nhân mà người bệnh đã và đang sử dụng, chẳng hạn như: vỏ gối nằm, khăn tắm, khăn mặt, lọ thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm, dụng cụ trang điểm, kính đeo mắt… Vì vậy, hãy kiêng dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây bệnh cho họ.
- Kiêng tái sử dụng các vật dụng tiếp xúc gần với mắt và mặt: Hãy kiêng tái sử dụng các vật dụng tiếp xúc gần với da mặt hoặc mắt mà chưa được làm sạch hay khử trùng. Chúng bao gồm: kính mắt, kính áp tròng, khăn mặt, vỏ gối, chăn drap trải giường, lọ thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm hoặc dụng cụ trang điểm,… Điều này giúp ngăn ngừa bệnh lây nhiễm sang mắt còn lại và giảm nguy cơ tái nhiễm trong tương lai.
- Kiêng đi ra ngoài: Như đã nói, đau mắt đỏ rất dễ lây lan, nên tốt nhất bạn nên kiêng đi ra ngoài trong thời gian mắc bệnh để hạn chế khả năng lây bệnh cho người khác. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi triệu chứng bệnh giảm nhẹ và hết tiết dịch ở mắt.
- Tránh đi bơi, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm: Khi bơi mắt tiếp xúc với nước ở bể bơi có thể bị kích ứng, khiến tình trạng đau mắt đỏ lâu phục hồi. Nguồn nước ô nhiễm sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm ở mắt trầm trọng hơn.
Xem thêm : Bạn đã nhận thức được bản thân? – Bond
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp