Khi cảm thấy khó thở nên làm gì?

Khó thở mãn tính khiến bạn cảm thấy khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ từ phòng này sang phòng khác hoặc đứng lên.

Đôi khi, tình trạng khó thở trở nên tốt hoặc tồi tệ hơn với một số tư thế của cơ thể. Ví dụ, nằm thẳng gây khó thở ở những người mắc một số loại bệnh tim và phổi. Theo dõi các triệu chứng của bạn giúp bác sĩ phát hiện được nguyên nhân gây khó thở và đưa ra phương pháp điều trị tốt.

2. Nguyên nhân gây khó thở

Một số người có thể bị khó thở đột ngột trong khoảng thời gian ngắn. Nếu khó thở xảy ra thường xuyên hơn, khi đó có thể có nguyên nhân hay là kết quả của một tình trạng tiềm ẩn bên dưới nghiêm trọng hơn.

Ở 85% trường hợp, khó thở là do tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tim hoặc phổi. Tim và phổi giúp vận chuyển O2 đi khắp cơ thể và loại bỏ CO2. Do đó, bệnh lý ảnh hưởng đến hoạt động của tim và phổi có thể ảnh hưởng đến sự hít thở của cơ thể.

Các tình trạng tiềm ẩn ảnh hưởng đến tim, phổi và có thể gây khó thở bao gồm:

  • Bệnh lý về phổi như: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, ung thư phổi, thuyên tắc phổi, lao phổi hay viêm phổi…;
  • Bệnh lý tim mạch: suy tim, hở van tim, bệnh cơ tim giãn

Một số nguyên nhân có thể gặp khác là:

  • Thiếu máu: Khi bị thiếu máu, bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao và choáng váng;
  • Bệnh lý tuyến giáp: Cả cường giáp và suy giáp đều có thể gây khó thở;
  • Lo lắng và hoảng sợ;
  • Dị vật vô tình hít vào phổi;
  • Trào ngược dạ dày thực quản;
  • Sốc phản vệ (một loại phản ứng dị ứng nghiêm trọng).

Yếu tố nguy cơ như béo phì, thừa cân, hút thuốc lá, tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm…

3. Khi bạn bị khó thở thì phải làm sao?

Điều trị khó thở sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Ví dụ, nguyên nhân là hen suyễn THÌ sử dụng thuốc giãn phế quản khi xuất hiện đợt cấp. Hay do tràn dịch màng phổi, tuỳ thuộc vào lượng dịch mà bác sĩ có thể chỉ định dẫn lưu dịch giúp giảm khó thở. Nếu bạn dùng thuốc, hãy luôn uống theo chỉ định của bác sĩ.