Nhiều trường hợp công dân được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ sức khỏe do không đảm bảo sức khỏe. Vậy nếu công dân từng gãy tay có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
- Vì sao 1/3 tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT từ bỏ cơ hội vào đại học?
- Điểm danh 17 đặc sản Nha Trang làm quà già – trẻ đều MÊ!
- Thịt lợn rừng làm món gì ngon? TOP 4 món ăn ngon nhất
- Xe đạp điện sạc bao nhiêu tiếng là đủ? Sạc sao cho đúng?
- TOP 10 Loài Hoa Màu Trắng Đẹp, Có Mùi Thơm Được Yêu Thích 2023
Từng gãy tay có phải đi nghĩa vụ quân sự?
Chào bạn, các trường hợp miễn gọi nhập ngũ được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
Bạn đang xem: Từng gãy tay có phải đi nghĩa vụ quân sự? Đang gãy tay có được miễn khám NVQS?
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Có thể thấy, nếu bạn từng gãy tay không thuộc vào các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự nêu trên.
Nên người đã từng gãy xương thì vẫn phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và thực hiện khám nghĩa vụ quân sự như bình thường.
Việc gãy tay có phải đi nghĩa vụ quân sự không thì căn cứ vào STT 112 Bảng số 2 Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
112
Gãy xương:
– Gãy xương nhỏ:
+ Chưa liền xương
3T
Xem thêm : Đặc sản Nghệ An – Bật mí top 19 món ăn nhất định phải thử
+ Đã liền xương, không ảnh hưởng vận động
1
+ Đã liền xương, có ảnh hưởng vận động
2
– Gãy xương vừa và lớn:
+ Chưa liền xương
5T
+ Đã liền xương vững ở tư thế bình thường, không để lại di chứng đau mỏi hoặc hạn chế vận động (thời gian từ khi gãy xương đến khi kiểm tra 1 năm trở lên)
2
+ Đã liền xương vững, cong lệch trục không quan trọng, hạn chế vận động khớp, không gây đau mỏi, không gây thoái hóa biến dạng khớp, không ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt, hoạt động của chi
3
+ Đã liền xương nhưng trục lệch vẹo, hạn chế vận động
5
+ Có đau mỏi hạn chế vận động nhiều
5
+ Có đau mỏi, thoái hóa biến dạng khớp nhiều
6
Xem thêm : Sông hậu ở đâu – sông hậu đổ ra biển qua các cửa nào
+ Đã phẫu thuật nhưng còn phương tiện kết xương
5T
Như vậy, trường hợp của bạn không rõ thuộc trường hợp nào, nên thông qua quá trình khám nghĩa vụ quân sự, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự kết luận.
Nếu bạn từng gãy tay và hiện tại đã liền xương, không ảnh hưởng vận động thì sẽ xếp vào sức khỏe loại 1, nếu ảnh hưởng đến vận động sẽ được xếp loại 2,…
Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định chỉ tuyển chọn nghĩa vụ quân sự những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Do đó, nếu gãy xương mà sức khỏe được chấm điểm 1, 2, 3, 3T vẫn đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự như:
– Gãy xương nhỏ: Chưa liền xương (sức khỏe loại 3T); đã liền xương, không ảnh hưởng vận động (sức khỏe loại 1)…
– Gãy xương vừa và lớn: Đã liền xương vững ở tư thế bình thường, không đau mỏi hoặc hạn chế vận động (thời gian từ khi gãy xương đến khi kiểm tra 1 năm trở lên, sức khỏe loại 2)…
Các trường hợp còn lại được hoãn gọi nhập ngũ vì chưa đủ sức khỏe (theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP)
Đang bị gãy tay có phải đi khám nghĩa vụ quân sự?
Thông tin đến bạn như sau: Nếu công dân không đi khám nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt hành chính. Và buộc công dân thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
Các lý do chính đáng căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP có thể là:
– Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng hoặc chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
– Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
– Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở.
Có thể thấy, với trường hợp của bạn, tay bị gãy và đang phải bó bột không thể tham gia khám nghĩa vụ quân sự cũng được xem là một lý do chính đáng tuy nhiên cần phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu không có xác nhận thì bạn sẽ bị xem là trốn khám nghĩa vụ quân sự và bị xử phạt theo luật định. Trên đây là thông tin về việc gãy tay có phải đi nghĩa vụ quân sự. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp