Trẻ ho có đờm ăn thịt bò được không? Giải đáp từ CHUYÊN GIA

Trẻ ho có đờm ăn thịt bò được không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con trong thời gian trị ho. Theo chuyên gia, trẻ ho có đờm ăn được thịt bò, vì vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể dùng thịt bò để cải thiện sức khỏe cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.

1. Thịt bò – thực phẩm dinh dưỡng không nên bỏ qua đối với trẻ ho đờm

Dưới góc nhìn chuyên môn, Thạc sĩ Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa – Nguyên Chuyên khoa Nhi bệnh viện Xanh Pôn chia sẻ: Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào nói rằng khi bị ho không ăn được thịt bò. Ngược lại, thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng còn giúp cải thiện tình trạng ho có đờm ở trẻ nhỏ”.

Thịt bò là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng giúp cải thiện sức đề kháng cơ thể và giúp giảm thiểu tình trạng ho có đờm, viêm họng do cảm cúm hay viêm cấp tính.

Thịt bò có đa dạng các chất dinh dưỡng gồm:

  • Protein: Trong 100g thịt bò chứa 26g Protein. Protein có chứa nhiều axit amin giúp cơ thể sản xuất ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Vitamin: Thịt bò chứa vitamin D, B6, B12,… giúp cơ thể bé thêm khỏe mạnh, hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng.
  • Khoáng chất (Kẽm, Selen, Sắt): Sắt có tác dụng giúp tăng cường enzym của hệ miễn dịch. Kẽm giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ cảm lạnh, giảm ho hiệu quả. Selen giúp hỗ trợ các tế bào bạch cầu chống lại những tác nhân gây viêm đường hô hấp.
Trẻ ho có đờm ăn thịt bò được không câu trả lời là có
Thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ ho đờm.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chế biến sao cho đúng để việc cho bé ăn thịt bò đem lại hiệu quả và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

2. Những điều cần biết khi cho trẻ bị ho đờm ăn thịt bò

2.1. Lượng thịt bò cho bé ăn

Khi cho trẻ ăn thịt bò, mẹ cần hiểu rằng, cung cấp cho trẻ lượng thịt bò quá nhiều hoặc quá ít đều không đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng cũng như tác dụng tăng cường sức đề kháng và giảm ho đờm ở trẻ.

Trẻ cần lượng thịt phụ thuộc vào độ tuổi tương ứng với giai đoạn phát triển. Trung bình, trẻ cần được bổ sung khoảng 2gr đạm/kg cân nặng hàng ngày. Cụ thể như sau:

  • Dưới 1 tuổi: 15 – 18gr/ngày
  • Từ 1-3 tuổi: 15 – 18gr/ngày
  • Từ 4-6 tuổi: 20 – 23gr/ngày
  • Từ 7-10 tuổi: 28 – 32gr/ngày
  • Từ 11-14 tuổi: 42 – 45gr/ngày

Lượng thịt đưa vào cơ thể bé không tương đương với lượng đạm. Theo đó, mỗi gam thịt chứa khoảng 4 – 6gr chất đạm nhưng không có nghĩa bé sẽ hấp thụ 4-6gr đạm đó mà có thể thấp hơn tùy theo cơ địa của bé. Vì thế, mẹ nên bổ sung đa dạng loại thịt hàng ngày ngoài thịt bò để nâng cao dinh dưỡng và khả năng hấp thụ.

2.2. Loại thịt bò nên sử dụng

  • Loại thịt bò tốt nhất để nấu cho bé ăn là các loại thịt bò nạc như thăn bò hay mông bò. Mẹ nên tránh sử dụng thịt gầu hoặc bắp bò vì chứa nhiều mỡ, đây là yếu tố khiến gia tăng quá trình tiết đờm nhầy trong cổ họng, kích thích ho.
  • Những phần thịt màu sắc đỏ tự nhiên, mềm sẽ giàu dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn hơn sau khi chế biến.
Nên chọn loại thịt bò mềm, thăn không có mỡ để chế biến cho trẻ dễ ăn
Nên chọn loại thịt bò mềm, thăn không có mỡ để chế biến cho trẻ dễ ăn

2.3. Lưu ý về cách chế biến thịt bò

Thịt bò chứa nhiều dinh dưỡng nhưng khi chế biến món ăn cho trẻ bị ho có đờm, mẹ cần lưu ý:

  • Nên cho bé ăn các món nhiều nước, mềm, dễ ăn, ít dầu mỡ như cháo, canh, súp,…
  • Tránh ăn các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế các món ăn chế biến nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu vì chúng sẽ làm sưng, rát họng nếu trẻ bị viêm họng.

2.4. Mách mẹ cách giúp bé ăn ngon miệng hơn

Trẻ ho có đờm ăn thịt bò được không thì câu trả lời là trẻ ăn rất tốt tuy nhiên mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Cho trẻ uống vài thìa nước nhỏ trước khi ăn để loại bỏ bớt đờm trong họng trẻ.
  • Thực hiện vỗ rung long đờm trước ăn: Để trẻ nằm sấp, vỗ về lưng với lực ở cổ tay cho trẻ cũng giúp giảm bớt lượng đờm trong cổ. Khi hết đờm, bé giảm ngứa ở họng, giảm ho và hạn chế nôn, trớ.
  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp bé dễ ăn và dễ hấp thụ hơn.
Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp trẻ đang bị ho đờm dễ ăn, dễ hấp thụ hơn.
Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp trẻ đang bị ho đờm dễ ăn, dễ hấp thụ hơn.

3. Một số món ăn từ thịt bò tốt nhất cho trẻ bị ho đờm

Không chỉ giàu dinh dưỡng, nếu biết kết hợp thịt bò với các nguyên liệu và thành phần hợp lý còn mang đến tác dụng chữa bệnh, hỗ trợ điều trị , tăng sức đề kháng, góp phần giảm ho có đờm ở bé.

3.1. Cháo thịt bò cà rốt

Cà rốt rất giàu beta carotene giúp tăng cường sức đề kháng, giàu chất xơ, Kali, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Lượng vitamin C dồi dào trong cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nguyên liệu: 1 củ cà rốt, 100g thịt bò, 100g gạo tẻ, hành lá, gia vị.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu: cà rốt gọt vỏ xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Thịt bò băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ. Gạo vo sạch.
  • Bước 2: Xào thịt bò với hành lá sau đó cho gạo tẻ vào, thêm 1l nước đun lửa nhỏ. Khi gạo chín mềm thêm cà rốt vào đảo đều .
  • Bước 3: Đợi nước sôi trở lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Mẹ lưu ý không cho cà rốt vào quá sớm để tránh nhiệt độ làm mất dinh dưỡng, vitamin ở loại củ này.
Mẹ lưu ý không cho cà rốt vào quá sớm để tránh nhiệt độ làm mất dinh dưỡng, vitamin ở loại củ này.

3.2. Cháo thịt bò bí đỏ

Giống như cà rốt, bí đỏ giàu vitamin C, chất xơ và beta carotene – chuyển đổi thành vitamin A. Vì vậy ăn bí đỏ giàu oxy hóa và giúp tăng cường sức đề kháng. Kết hợp bí đỏ và thịt bò sẽ tạo ra món ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ.

Nguyên liệu: 200g bí đỏ, 100g thịt bò, 100g gạo tẻ, hành củ, gia vị.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, loại bỏ hạt, thái miếng vừa ăn. Thịt bò và hành củ băm nhỏ ướp gia vị. Gạo tẻ vo sạch.
  • Bước 2: Bí đỏ đem hấp tới khi chín mềm thì lấy ra và dằm nhuyễn. Gạo ngâm 30 phút sau đó đem nấu cháo tới khi chín mềm.
  • Bước 3: Thêm bí đỏ và thịt bò vào, đảo đều. Đợi đến khi nước sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

Mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn ấm. Lưu ý tránh cho quá nhiều hành sẽ khiến trẻ khó ăn. Mẹ có thể căn cứ vào sở thích ăn uống của bé để quyết định có dùng hành hay không.

Cháo bí đỏ giàu dinh dưỡng và dễ ăn, đặc biệt phù hợp cho trẻ bị ho có đờm
Cháo bí đỏ giàu dinh dưỡng và dễ ăn, đặc biệt phù hợp cho trẻ bị ho có đờm

3.3. Canh thịt bò nấu rau ngót

Rau ngót giàu Canxi, Sắt, Magie, Kẽm, vitamin A, C,… Ăn rau ngót sẽ cung cấp cho trẻ thêm nhiều dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng.

Nguyên liệu: 100g thịt bò, 100g lá rau ngót, hành lá, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rau ngót rửa sạch, ngâm với nước muối trong 20 phút sau đó vớt ra để ráo nước. Hành lá thái nhỏ. Thịt bò băm nhỏ ướp gia vị.
  • Bước 2: Cho hành lá và thịt bò vào xào sau đó thêm nước nấu canh. Khi nước sôi bỏ thêm rau ngót vào đảo đều. Đợi nước sôi trở lại thì nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

Mẹ có thể cắt nhỏ lá rau ngót để nấu canh giúp trẻ dễ ăn hơn.

3.4. Soup khoai tây thịt bò

Khoai tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng: protein, natri, kali, vitamin B6, chất xơ,.. Khoai tây chín mềm mịn, dễ ăn với trẻ nhỏ.

Nguyên liệu: 100g thịt bò, 5g bơ, 300g khoai tây, 50g cà rốt, 1 quả cà chua, hành tây, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Khoai tây, hành tây, cà rốt, cà chua rửa sạch cắt khối nhỏ.
  • Bước 2: Cho bơ vào nồi, cho hành tây xào chung đến khi có mùi thơm thì thêm các nguyên liệu khác vào xào chung trong 5 phút sau đó cho thêm nước vào, nêm gia vị.
  • Bước 3: Đun hỗn hợp trong 30 phút sau đó cho vào máy xay xay nhuyễn nhiều lần là hoàn thành.
Soup khoai tây giàu dinh dưỡng, dễ ăn tốt cho bé bị ho long đờm
Soup khoai tây giàu dinh dưỡng, dễ ăn tốt cho bé bị ho long đờm

4. Các loại món ăn mà trẻ bị ho đờm nên kiêng

Để tình trạng của trẻ không chuyển biến xấu hơn khi bị ho có đờm, mẹ cần lưu ý tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm, đồ ăn sau đây:

  • Các loại đồ ăn lạnh: Thực phẩm để trong tủ lạnh hoặc nước đá, đá bào, kem,… dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, gây bệnh về đường ruột. Cơ thể nhiễm lạnh có thể khiến cho tình trạng ho có đờm của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
  • Đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ: Thực phẩm chế biến theo cách này thường khá cứng, tiếp xúc và kích thích với niêm mạc họng, gây ho. Vì vậy càng ăn nhiều đồ chiên xào rán, trẻ lại càng ho nhiều hơn.
  • Các món cay nóng: Đồ ăn chứa nhiều gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu,… sẽ gây kích ứng cho niêm mạc họng bị thương tổn của bé. Các món ăn cay nóng có thể kích thích các triệu chứng sặc, ho rất nguy hiểm.
  • Các loại đồ ngọt: Bánh kẹo, mứt, các loại bánh chứa nhiều đường gây tiết dịch đờm nhiều hơn khi trẻ ăn. Ăn nhiều đồ ngọt cũng khiến trẻ dễ bị nóng trong làm cơ ho càng kéo dài dai dẳng.
  • Đồ ăn gây kích ứng cổ họng: Lạc, da gà,… là những món ăn dễ gây dị ứng, không khuyến khích cho trẻ bị ho có đờm.
  • Rau củ có nhiều chất nhầy: Mồng tơi, khoai sọ, rau đay… Các thức ăn dạng này làm gia tăng lượng dịch nhờn trong cổ họng và kích thích trẻ ho nhiều hơn.
  • Đồ có cồn, có gas: Trong đồ uống chứa cồn, có gas có nhiều chất phụ gia có hại gây phản ứng ho. Việc uống các đồ uống dạng này khi lạnh lại càng làm gia tăng tình trạng ho có đờm ở trẻ.
Các loại đồ uống có cồn, gas không nên nằm trong chế độ ăn của trẻ bị ho có đờm.
Các loại đồ uống có cồn, gas không nên nằm trong chế độ ăn của trẻ bị ho có đờm.

5. Một số lưu ý mà bố mẹ cần biết để cải thiện tình trạng ho đờm ở trẻ nhỏ

Tình trạng ho có đờm ở trẻ có thể cải thiện đáng kể nếu bố mẹ biết cách áp dụng nhưng lưu ý trong:

5.1. Chế độ sinh hoạt

Mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp bằng cách:

  • Cho trẻ ăn uống, sinh hoạt điều độ và đúng giờ giấc: Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng từ đó giảm thiểu tình trạng viêm họng, đầy lùi ho có đờm.
  • Giúp trẻ hấp thu tốt hơn chất dinh dưỡng từ các bữa ăn hàng ngày bằng cách đa dạng thực phẩm và cách chế biến để tăng cường sức khỏe.
  • Đảm bảo môi trường sinh hoạt, sinh sống của trẻ: Giữ phòng trẻ thoáng mát trong mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Chú ý tránh các tác nhân có thể gây dị ứng: lông động vật, phấn hoa, côn trùng,…
  • Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, không bị gián đoạn giấc ngủ hàng ngày.
Mẹ cần đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và ngủ sớm trong thời gian bị ho đờm.
Mẹ cần đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và ngủ sớm trong thời gian bị ho đờm.

5.2. Mẹo giảm ho đờm ở trẻ

  • Cho trẻ uống nhiều nước

Nước giúp làm loãng đờm, giảm ho và cải thiện cơn rát họng. Với các bé trên 6 tháng tuổi thì ngoài sữa mẹ, các mẹ nên cho trẻ uống thêm nước lọc hoặc các loại nước trái cây.

Mẹ cho trẻ uống nước bằng cách cho vào bình bú hoặc món từng thìa nước cho trẻ, tránh để trẻ bị sặc nước.

  • Súc miệng nước muối

Nước muối có khả năng sát khuẩn, hạn chế nhiễm trùng. Súc miệng nước muối có thể làm long đờm, làm dịu cảm giác đau, ngứa rát, khó chịu trong họng.

Mẹ cho trẻ súc miệng nước muối bằng cách hòa muối với nước ấm. Cho trẻ súc miệng với nước muối ấm vào lúc sáng sớm, lúc đờm nhiều, sau mỗi bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.

  • Uống nước gừng

Gừng tươi có khả năng kháng viêm nhiễm hiệu quả, làm ấm cơ thể, chống lạnh. Sử dụng gừng tươi hiệu quả trong trường hợp ho có đờm ở trẻ, viêm họng, buồn nôn,…

Để cải thiện sức khỏe khi con bị ho đờm, mẹ có thể pha nước gừng mật ong cho bé uống.
Để cải thiện sức khỏe khi con bị ho đờm, mẹ có thể pha nước gừng mật ong cho bé uống.

Mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng mật ong hoặc nước gừng ấm nhiều lần trong ngày hoặc cho trẻ ăn cháo có gừng.

  • Uống nước mật ong

Mật ong vốn nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn tự nhiên, ngừa vi khuẩn gây hại. Mật ong có khả năng kích thích tế bào mới, chữa lành thương tổn niêm mạc và giúp giảm ho hiệu quả.

Mẹ có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng ho long đờm với mật ong bằng cách pha mật ong với nước ấm cho trẻ uống. Mỗi lần, mẹ cho trẻ uống 2-3 thìa, chia làm nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước mật ong vì có thể gây dị ứng.

  • Kết hợp vỗ long đờm

Đây là phương pháp sử dụng lực với tác động vừa phải để giúp thay đổi áp suất đường dẫn khí, qua đó làm đường thở thông thoáng. Vỗ long đờm theo nhịp giúp làm long đờm, loại bỏ đờm ứ trong khí quản và phế quản.

Để thực hiện phương pháp này, mẹ nên cho trẻ nhịn ăn ít nhất 2 giờ. Thời điểm tốt nhất để thực hiện vỗ long đờm cho trẻ là sau khi bé thức dậy vào buổi sáng. Ba mẹ để bé nằm nghiêng, dùng bàn tay khum lại tạo thành khoảng trống để khi vỗ sẽ không bị đau.

Phụ huynh có thể vỗ rung đờm cho con để giúp bé đẩy đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn.
Phụ huynh có thể vỗ rung đờm cho con để giúp bé đẩy đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn.

Sử dụng lực từ cổ tay để vỗ lưng cho trẻ. Khi vỗ phải có tiếng “bộp, bộp” và cảm nhận lồng ngực trẻ rung theo nhịp. Mỗi lần vỗ rung làm trong khoảng 10 phút. Sau khi vỗ, nhiều trẻ có thể bị ho nhiều hơn hoặc nôn ra đờm.

5.3. Sản phẩm bổ trợ trị ho có đờm cho trẻ

Đối với trẻ bị ho có đờm, có nhiều phương pháp và sản phẩm giúp trẻ trị ho hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược là một phương pháp mang lại hiệu quả cao lại an toàn.

Trên thị trường có nhiều sản phẩm trị ho chiết xuất thiên nhiên. Tuy nhiên, sản phẩm đạt chứng nhận an toàn, có hiệu quả, được nhiều chuyên gia đánh giá cao là Thuốc ho thảo dược Prospan.

Thuốc ho Prospan có thành phần chính là dịch chiết EA575™ độc quyền từ lá thường xuân có tác dụng Long đờm – Giãn phế quản – Kháng viêm – Giảm ho. Prospan có thể điều trị các nguyên nhân gây ho mà không làm mất đi phản xạ ho tự nhiên. Hiệu quả trị ho của Prospan đã được chứng minh lâm sàng trên 65.000 bệnh nhân, trong đó có cả bệnh nhân nhỏ tuổi.

Prospan có thể trị ho đờm hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Prospan có thể trị ho đờm hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Sản phẩm không chứa cồn, không đường và chất tạo màu, an toàn cho cả trẻ sơ sinh. Prospan được bào chế dưới dạng siro lỏng, không quá sánh đặc, có hương anh đào dịu ngọt, dễ uống.

5.4. Thời điểm cần đưa con đi bác sĩ

Các phương pháp giúp trẻ giảm ho long đờm tại nhà chỉ áp dụng khi trẻ bị trong thời gian ngắn, tình trạng nhẹ. Nếu trong trường hợp trẻ bị ho long đờm dai dẳng trong nhiều ngày, lượng đờm lớn, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tiếp tục điều trị tại nhà để tránh tình trạng của trẻ nặng hơn.

Mẹ cũng cần cẩn trọng trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào. Trước khi cho trẻ sử dụng thuốc, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng dị ứng thuốc nguy hiểm.

Trẻ ho có đờm ăn thịt bò được không và cần chăm sóc như thế nào? Thông qua những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bố mẹ hiểu rõ. Nếu cần thêm thông tin về cẩm nang trị ho cho bé, bạn có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.

Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình

  • Website: prospan.com.vn
  • Fanpage:https://www.facebook.com/SiroHoProspan.VietNam
  • Hệ thống 25,000 nhà thuốc do Prospan gợi ý: https://prospan.com.vn/tim-diem-ban