Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng môi khô, nứt nẻ và bong tróc là do mất nước, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thời tiết lạnh nhưng thực tế tình trạng môi khô cũng cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng. Vậy môi khô thiếu chất gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới bạn nhé!
Người bị môi khô thiếu chất gì?
Chúng ta đều biết rằng cơ thể cần các loại vitamin khác nhau để duy trì chức năng hoạt động bình thường và thể trạng khỏe mạnh. Vì thế nếu thiếu hụt vitamin, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường. Theo đó, tình trạng môi khô, nứt nẻ, bong tróc là những triệu chứng cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt vitamin và một số chất dinh dưỡng mà nhiều người thường bỏ qua. Vậy chính xác thì khô môi là thiếu vitamin gì?
Bạn đang xem: Môi khô thiếu chất gì? 7 Cách trị môi khô và nứt nẻ hiệu quả
Môi khô do cơ thế thiếu nhóm vitamin B
Da trên môi mỏng hơn 10 lần so với những phần da còn lại của cơ thể. Do đó việc thiếu hụt dưỡng chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da môi. Nghiên cứu cho thấy thiếu hụt nhóm vitamin B là nguyên nhân cơ bản gây khô môi. Các vitamin B phối hợp với nhau để duy trì chức năng tế bào da bình thường, kích thích tổng hợp collagen và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào cần thiết để chữa lành đôi môi nứt nẻ và bị kích thích.
Vì thế nếu môi bị nứt nẻ hoặc chảy máu thì điều này cho thấy cơ thể đang thiếu nhóm vitamin B bao gồm:
- Vitamin B2: Tình trạng thiếu vitamin gây khô môi phổ biến nhất là do cơ thể thiếu vitamin B2 (còn được gọi là riboflavin). Vitamin B2 đóng vai trò quan trọng giúp da môi khỏe mạnh và sự thiếu hụt loại vitamin này đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ môi khô, nứt nẻ và kích ứng.
- Vitamin B3: Nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin B3 sẽ dẫn đến nứt môi, thậm chí là sưng lưỡi và miệng.
- Vitamin B6: Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng đối với làn da, giúp bảo vệ môi không bị nứt nẻ. Do đó việc thiếu hụt vitamin B6 sẽ gây tình trạng rối loạn da, cụ thể là viêm da, nứt nẻ ở môi và khóe miệng.
Môi khô do thiếu sắt
Bạn có biết khô môi thiếu chất gì? Sắt là một khoáng chất quan trọng tạo thành một phần của sắc tố mang oxy hemoglobin, liên quan đến các chức năng thiết yếu như sửa chữa tế bào và mô, hình thành hồng cầu và ngăn ngừa viêm nhiễm. Thiếu sắt có thể gây khô, nứt và đau môi, thường ảnh hưởng đến khóe miệng và dẫn đến các triệu chứng khác như da nhợt nhạt, mệt mỏi, khó thở và sức chịu đựng kém.
>> Xem ngay thực phẩm giàu sắt để thêm vào thực đơn hàng ngày bạn nhé
Môi khô do thiếu kẽm
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong chức năng hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tăng trưởng và sinh sản. Nếu bạn băn khoăn không biết bị khô môi là thiếu chất gì thì câu trả lời chính là kẽm. Thiếu kẽm gây khô môi, môi nứt nẻ và nhiều triệu chứng khác như viêm da, rụng tóc, khó chịu ở dạ dày, khả năng miễn dịch kém.
Môi khô do vitamin C
Xem thêm : Ngành đường sắt công bố thời gian bán vé tàu Tết Quý Mão 2023
Môi khô thiếu chất gì? Vitamin C có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Vitamin C kích thích quá trình làm lành vết thương và là thành phần phổ biến trong son dưỡng môi và kem dưỡng da. Ngoài việc gây sưng nướu và chảy máu, thiếu vitamin C còn có thể dẫn đến môi khô, nứt nẻ.
>> Xem ngay những thực phẩm giàu vitamin c bạn có thể bổ sung mỗi ngày
Cách trị môi bị khô, bị nứt nẻ hiệu quả
Sau khi biết rõ môi khô thiếu chất gì, bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin B, C, kẽm và sắt thì bạn cũng có thể kết hợp thêm một số cách trị khô môi, nứt nẻ sau đây:
Dùng mật ong
Mật ong từ lâu đã được sử dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến da, chữa lành vết cắt và vết thương vì mật ong chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào da.
Bạn có thể dùng mật ong để chữa lành vùng da khô, nứt nẻ ở môi bằng cách thoa trực tiếp mật ong lên môi. Với đặc tính giữ ẩm, chống viêm và làm dịu mật ong sẽ giúp bạn cải thiện khô môi và nứt nẻ vô cùng hiệu quả.
Dùng dưa chuột
Dưa chuột có hàm lượng nước cao và giúp dưỡng ẩm cho đôi môi của bạn. Chỉ cần cắt một lát dưa chuột mỏng và chà nhẹ lên môi trong vài phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày, đều đặn trong nhiều ngày liên tục bạn sẽ thấy tình trạng môi khô được cải thiện rõ rệt.
Dùng dầu dừa
Dầu dừa giúp giữ ẩm cho da môi, ngăn ngừa khô và nứt nẻ. Bên cạnh đó, sử dụng dầu dừa còn có thể giữ cho môi khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiễm trùng nhờ đặc tính khử trùng và kháng khuẩn. Dầu dừa dễ tán, mịn và ổn định ở nhiệt độ phòng nên rất dễ sử dụng. Bạn có thể chấm nhẹ dầu dừa lên môi vào buổi sáng và buổi tối hoặc nhiều lần hơn trong ngày nếu cần để giảm khô và nứt nẻ môi.
Dùng nha đam
Xem thêm : Tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội gồm những gì?
Nha đam có đặc tính chống viêm và giữ ẩm nên có thể giúp làm dịu đôi môi nứt nẻ. Thoa một lớp mỏng gel nha đam tự nhiên hoặc dùng son dưỡng môi nha đam đều có công dụng tốt trong việc giữ ẩm cho môi.
Dùng son dưỡng môi
Một cách đơn giản mà nhiều chị em vẫn thường áp dụng để trị khô và nứt nẻ môi đó là dùng son dưỡng môi. Son dưỡng môi nên chứa các thành phần làm mềm, khóa ẩm và giữ ẩm. Bộ ba thành phần này giúp tăng độ ẩm, điều trị vết nứt nẻ và tạo lớp đệm bảo vệ trên da. Bạn nên tìm các loại son dưỡng môi có chứa glycerin, axit hyaluronic, dầu thực vật, bơ, sáp ong và sáp thực vật.
Bỏ thói quen liếm, cắn môi
Nhiều người nghĩ rằng liếm môi có thể bù nước cho môi nhưng thói quen này sẽ khiến môi khô nhiều hơn. Sau khi liếm và cắn môi, nước bọt sẽ khô đi, độ ẩm của môi sẽ bốc hơi khiến môi càng khô hơn. Do đó hãy từ bỏ thói quen liếm và cắn môi nếu không muốn môi ngày càng khô và nứt nẻ nhiều hơn bạn nhé.
Uống nhiều nước
Một cách đơn giản để ngăn ngừa và điều trị tình trạng môi nứt nẻ là đảm bảo môi có đủ độ ẩm. Để làm được điều này, bạn phải giữ đủ nước cho môi bằng cách uống nhiều nước hàng ngày. Uống nhiều nước không chỉ làm giảm khô môi mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.
Bài viết trên đã giúp bạn biết được môi khô thiếu chất gì và cách trị môi khô, nứt nẻ hiệu quả tại nhà. Siêu Thị Y Tế mong rằng thông tin chia sẻ trên sẽ có ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo: medicinenet.com, pharmeasy.in
Xem thêm:
- 13 Mẹo chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả tại nhà
- Chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Nên bổ sung vitamin nào
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp