- Công an xã đánh người tại trụ sở có thể bị phạt thế nào?
- Khối D07 gồm những ngành nào? Các trường Đại học có ngành d07
- Khí hậu ôn đới là gì? Đặc điểm của khí hậu ôn đới?
- Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự
- Sau khi đắp mặt nạ nên làm gì để tăng hiệu quả trong việc dưỡng da?
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến lập lại trật tự thế giới đầu tiên mang lại nhiều ảnh nghiệm quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia. Cùng chúng tôi tìm hiểu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất
Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất?
Nguyên nhân sâu xa
Cuối thể kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, sự phát triển về kinh tế và chính trị giữa các nước chủ nghĩa tư bản không đồng đều đã làm thay đổi một cách sâu sắc so sánh lực lượng tương quan giữa các nước đế quốc.
Bên cạnh các đế quốc “già” như Anh, Pháp với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” như Mỹ, Đức, Nhật Bản đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa. Một số thống kê cụ thể minh chứng cho vấn đề này như sau:
– Diện tích thuộc địa và dân số thuộc địa của các nước đế quốc:
+ Anh: 34,9 triệu km2 trong đó dân số thuộc địa là 403,6 triệu người
+ Pháp: 55,6 triệu km2 trong đó số dân thuộc địa là 55,6 triệu người
+ Mỹ: 1.85 triệu km2 trong đó có dân số thuộc địa là 12 triệu người
Có thế thấy sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không hề có sự đồng đều. Các nước đế quốc Mỹ, Đức… phát triển sau nhưng lại bị các nước đế quốc “già” chiếm hết thuộc địa mặc dù các đế quốc “trẻ” phát triển về kinh tế rất mạnh. Vì vậy mà mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.
Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia cắt lại thị trường. Nhật và Mỹ cũng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng của mình.
Vì vậy ngay từ cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới. Mâu thuẫn này không thể nào thỏa thuận được, đàm phán được hay điều hòa được mà buộc phải nổ ra các cuộc chiến tranh đẫm máu dành lại thuộc địa:
+ Sau chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), Nhật Bản thôn tính Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ
+ Sau chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (1898), Mỹ đã chiếm Philipin, Cuba, Puecto Rico, …
+ Sau chiến tranh Anh – Bô ơ (1899 – 1902), Anh chiếm vùng đất Nam Phi
+ Sau chiến tranh Nga – Nhật (1904 -1905), Nhật Bản gạt Nga để khẳng định quyền thống trị của mình trên bán đảo Triều Tiên, Mãn Châu và nam đảo Xa – kha – lin
Trong cuộc chiến giành giật thuộc địa thì đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì đây là một quốc gia có nền kinh tế và quân sự mạnh mẽ nhưng lại rất ít thuốc địa. Thái độ của Đức đã làm cho quan hệ quốc tế của Châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.
Cụ thể là từ những năm 80 của thế kỷ 19. giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch chiến tranh nhằm chiếm hầu hết các lãnh thổ châu Âu, vươn ra các thuộc địa của Anh và Pháp ở châu Phi, châu Á. Đến năm 1882, Đức cùng Áo Hung và Italia thành lập liên minh tay ba (được gọi là phe Liên minh). Sau này Italia đã rời khỏi liên minh vào năm 1915 và chống lại đế quốc Đức, ủng hộ phe hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
Phe hiệp ước cầm đầu bởi Anh là đế quốc đối đầu trực tiếp với Đức. Mặc dù ba nước Anh, Pháp, Nga có tranh chấp về thuộc địa nhưng vẫn phải nhân nhượng lẫn nhau ký những bản hiệp ước tay đôi: Pháp – Nga (1980), Anh – Pháp (1904) và Anh – Nga (1907), hình thành lên phe Hiệp Ước
Xem thêm : Ý nghĩa 12 số trên thẻ Căn cước công dân
Như vậy thì đến đầu thế kỷ 20, ở Châu Âu đã hình thành nên hai khối quân sự đối đầu nhau là phe Liên Minh và phe Hiệp Ước. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang.
Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa mà trước tiên là giữa đế quốc Anh và đế quốc Đức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. Hay còn gọi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh.
Nguyên nhân trực tiếp
Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Thái tử Áo – Hung bị một người Xecbi ám sát tại Boxnia. Giới quân phiệt Đức, Áo đã chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh. Mặc dù Thái tử đã nhận được nhiều lời khuyên ngăn không nên đến đây nhưng Thái tử vẫn nhất định đến và tại đây đã bị ám sát bởi nhóm người thuộc tổ chức Bàn tay Đen ám sát. Sự kiện này đã làm chấn động thế giới lúc bấy giờ.
Và đó chính là duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất, là khởi nguồn của cuộc chiến tranh nổ ra. Nhưng thực chất nó chỉ là “giọt nước tràn ly”, chỉ là một cái cớ để các bên chính thức khai chiến sau một thời gian dài chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị chiến tranh.
Chiến tranh là phải nổ ra do mâu thuẫn các quốc gia ở châu Âu và đã chín muồi, các bên tham chiến từ trước đó khá lâu đã có các mâu thuẫn đối kháng nhau, và muốn triệt hạ nhau bằng quân sự để phân chia lại thế giới.
Diễn biến chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh.
– Diễn biến chính trong giai đoạn đầu của chiến tranh:
Ngày 01 tháng 08 năm 1914: Đức tuyên chiến với Nga, chiến tranh chính thức bùng nổ và lan rộng trên thế giới. Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây và ngay trong đêm 3/8 đã tràn vào Bỉ, rồi đánh thọc sang Pháp. Pa – ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt. Ngày 28 tháng 07 năm 1914: Áo-Hung tuyên chiến với Xecbi. Ngày 04 tháng 08 năm 1914: Anh tuyên chiến với Đức.
Năm 1915, Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông cùng quân Áo – Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga.
Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915), cả hai bên đều ở thế cầm cự.
Năm 1916, thấy không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, mở chiến dịch Vec – đoong. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc – đoong.
Chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo từ thế chủ động đã chuyển sang phòng ngự ở cả hai mặt trận.
– Giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh:
4/1917, Mỹ chính thức tham gia vào phe hiệp ước.
Ngày 7 tháng 11 năm 1917, Nga chính thức rút khỏi chiến tranh do giành được Cách mạng tháng 10 Nga
Tháng 7 năm 1918, Anh với Pháp phản công.
Năm 1918 vào tháng 9, ba nước Anh Pháp Mỹ tổng tiến công, Đức và các nước đồng minh đầu hàng.
Ngày 9 tháng 11 năm 1918, Cách mạng tại Đức bùng nổ, lật đổ nền dân chủ tại đất nước này.
Ngày 11 tháng 11 năm 1918, quân Đức đầu hàng vô điều kiện, cùng lúc đó Áo-Hung cũng thất bại.
Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất
Xem thêm : Bí quyết khôi phục tài khoản Facebook bị xóa
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những thảm họa hết sức nặng nề đối với toàn nhân loại trên toàn cầu. 38 nước với tổng số quân là 37 triệu người và 1.5 tỉ dân bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh khói lửa. Cuộc chiến tranh đã làm cho 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống nhà máy bị phá hủy.
Số tiền tham chiến của các nước lên tới 85 tỉ đô la, biến thành con nợ của Mĩ. Chiến tranh không những không giửi quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc giành thuộc địa mà còn làm cho mẫu thuẫn đó tăng lên.
Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến sự này được gọi là chiến tranh thế giới là bởi có 38 nước đế quốc lao vào cuộc chiến để tranh giành đấu đá đòi quyền lợi. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Mục đích tham chiến của các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền.
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh xâm lược và cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa đối phương.
Vì sao Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?
Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Vì:
Mục đích tham chiến của các nước đế quốc: tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền.
Hậu quả: nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,… Những hậu quả này đè nặng lên vai những người dân vô tội.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những thảm họa hết sức nặng nề đối với toàn nhân loại trên toàn cầu. Nhưng tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất này lại hết sức phi nghĩa. Đây là lí do ngày nay người ta coi trọng hòa bình đến thế.
Tính chất và bài học ý nghĩa của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Tính chất của cuộc chiến tranh
Chiến tranh thế giới thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử là một cuộc chiến tranh hiện đại, tổng lực, toàn diện và có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển. Chiến tranh thế giới thứ nhất với tính chất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Nó không tạo ra sự phát triển gì cho nhân loại mà còn hủy diệt cuộc sống của con người. Chiến tranh chỉ là cuộc chiến giành lại quyền lợi và thuộc địa của các nước đế quốc mà thôi.
Bài học ý nghĩa của cuộc chiến tranh
Mặc dù cuộc chiến tranh thế giới để lại cho nhân loại nhiều bi thương nhưng thông qua đó, chúng ta cũng rút ra được bài học lịch sử truyền đời cho nhân thế sau này. Đó là chủ nghĩa ích kỷ và tham vọng ở phạm vi quốc tế hay ở phạm vi quốc gia thì đều sẽ dẫn đến những xung đột đối kháng, ngấm ngầm. Khi chiến tranh nổ ra thì kết quả cuối cùng cũng đều là những hậu quả nặng nề mà nó để lại cho các nước tham chiến
Thứ hai là tốc độ tàn phá của chiến tranh là vô cùng khủng khiếp mà không ai có thể dự tính được hết các hậu quả của nó, đặc biệt là trong điều kiện các mối quan hệ chặt chẽ cũng như sự phát triển của kinh tế, của cộng nghiệp hiện đại
Thứ ba là yếu tố lợi ích quốc gia là cực kỳ quan trọng, luôn song hành và đi cùng với quyền lợi chính đáng của đất nước đó. Nếu các quốc gia không tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau thì tình hình quốc tế không thể nào ổn định được
Và cuối cùng là mâu thuẫn trong phạm vi quốc tế hay quốc gia cũng cần phải được giải quyết kịp thời bằng biện pháp hòa bình, tránh gây nên những xung đột vũ trang với các sự kiện tác động trực tiếp đến nhân loại, Một đất nước bị dồn vào chân tường khi mà lợi ích đang bị xâm hại nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến hòa bình của thế giới.
Nên nhớ, trong thời đại ngày nay, Vấn đề chiến tranh và hòa bình là vấn đề chung của toàn thế giới. Một khi chiến tranh nổ ra nó dễ dàng kéo theo cả thế giới cùng lâm cuộc. Với hậu quả khốc liệt của chiến tranh thì loài người phải nhận thức được sự cần thiết cần phải ngăn chặn mầm mống của chiến tranh trước khi quá muộn.
Với những thông tin trên đây, công ty luật chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp